Tổng hợp tinh dầu kháng khuẩn tốt nhất cho mùa dịch

tinh dầu kháng khuẩn

Đất, nước, không khí là ba môi trường cần thiết cho mọi sự sống không chỉ với con người, đó còn là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật gây hại phát triển. Trong sinh hoạt hằng ngày bất kỳ một hoạt động nào tạo ra các hạt hay các giọt aerosol đều là môi trường thuận lợi cho mầm bệnh do virus, vi khuẩn hay nấm lây lan. Các aerosol mang bệnh lơ lửng trong không khí, ở bất kỳ đâu, chúng gây ra các bệnh cho người và động vật nếu vô tình hít phải chúng. Tuy nhiên một phương pháp lọc sạch không khí với tinh dầu kháng khuẩn có thể giảm bớt điều này. Với tốc độ lây nhiễm cộng đồng của virus Corona, ta có thể nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ hệ hô hấp hơn.

Tổ chức Y tế luôn khuyến cáo mọi người phải tự bảo vệ bản thân bằng nhiều cách từ rèn luyện thân thể đến làm sạch môi trường sống. Ngày nay để tạo không gian sống trong sạch và an toàn nhiều người đã chọn tìm đến tinh dầu kháng khuẩn. So với các chất hóa học hay các biện pháp thủ công phức tạp kém hiệu quả, mất thời gian và đôi khi gây hại, thì có lẽ tinh dầu kháng khuẩn là một trong những lựa chọn tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch.

Tại sao nên sử dụng tinh dầu để kháng khuẩn?

Tinh dầu và chất kháng khuẩn và gì?

Tinh dầu là một dạng chất lỏng, chứa các hợp chất có mùi thơm, dễ bay hơi. Tinh dầu được sản xuất bằng cách chưng cất hơi nước hoặc ép lạnh hay chiết tách dung môi từ các nguyên liệu thiên nhiên. Trong dân gian người ta thường ví tinh dầu như linh hồn thuần túy, là sản phẩm thiên nhiên tinh khiết nhất của cây.

tinh dầu là gì
Tinh dầu là một dạng chất lỏng, chứa các hợp chất có mùi thơm, dễ bay hơi

Chất kháng khuẩn là những chất hoặc hợp chất tự nhiên hoặc nhân tạo nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của vi khuẩn, vi sinh vật.

Đặc tính của tinh dầu kháng khuẩn

Bản thân tinh dầu chứa rất nhiều hợp chất tinh khiết. Đến nay chưa có một hội đồng khoa học nào có thể xác minh số lượng hợp chất chính xác có trong mỗi loại tinh dầu.

Tinh dầu (Essential oil) là các sản phẩm chiết xuất gốc thực vật, có hương và chứa trung bình khoảng 40 loại hợp chất chính với nồng độ khác nhau (đây không phải là tổng số hợp chất có trong tinh dầu). Hầu hết tất cả các loại tinh dầu đều mang những thành phần chính sau:

  • Hợp chất Terpenes: Monoterpenes, Sesquiterpenes, Diterpenes,… đây là hợp chất phổ biến nhất.
  • Hợp chất tạo hương và các hợp chất oxy hoá như: Esters, Aldehydes, Ketones, Alcohols, Phenols, Oxides,..
  • Còn lại là những hợp chất chưa xác định khác.

Các hợp chất này khi tồn tại trong mỗi loại tinh dầu đều có một công dụng nhất định. Bên cạnh những công dụng như tạo hương thơm dễ chịu, thư giãn hệ thần kinh căng thẳng, thì nó còn có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, kháng viêm và giảm đau.

Xem thêm dịch vụ gia công của Labcos

gia công son môi
gia công kem body
gia công kem dưỡng da
gia công sữa rửa mặt
gia công xịt khoáng
gia công toner
gia công kem mắt
gia công kem chống nắng
gia công sản phẩm khử mùi
gia công serum
gia công sữa tắm
gia công nước rửa tay
gia công dầu gội đầu
gia công mặt nạ dưỡng da
gia công sản phẩm chăm sóc tóc
gia công mỹ phẩm trị mụn
gia công tẩy trang

Cách lựa chọn tinh dầu kháng khuẩn chất lượng

Nên lựa chọn những loại tinh dầu được dán nhãn Essential Oil. Đây là dạng tinh dầu tinh khiết nguyên chất nhất, không chứa bất cứ axit béo thực vật nào.

Hãy kiểm tra tinh dầu nguyên chất bằng cách nhỏ giọt tinh dầu lên tờ giấy trắng. Sau khi tinh dầu bay hơi nếu tờ giấy để lại vệt dấu và khi chạm vào nó có cảm giác dầu nhờn tay- đó có thể là tinh dầu bị pha. Sự pha trộn thường diễn ra với các loại tinh dầu có quy trình chiết xuất phức tạp, hiếm, giá cao. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ với một số loại tinh dầu có màu đậm và nặng hơn thông thường cũng để lại vệt dấu.

Tránh những sản phẩm như Fragrance Oil, Perfume Oil, Nature Identical Oil. Vì ngay ở tên gọi chúng đã khác với Essential Oil, đây thường là những sản phẩm dạng hóa chất tổng hợp.

Nên nghiên cứu cẩn trọng trước khi mua những loại Essential Oil kèm theo đánh giá đạt chuẩn “Therapeutic hay Aromatherapy”. Đây là một trong những thuật ngữ mà trong ngành mỹ phẩm chúng không hề được xuất hiện như một khái niệm được chuẩn hóa. Chúng được đưa ra để đáp ứng những tiêu chí khác nhau nào đó theo ý riêng của từng doanh nghiệp.

Cần chú ý đến bao bì nhãn mác xuất xứ của sản phẩm. Tinh dầu thường được chứa trong chai lọ thủy tinh, tối màu để tránh các phản ứng hóa học xảy ra giữa các hợp chất có trong tinh dầu với ánh sáng. Hơn thế thương hiệu của nơi gia công mỹ phẩm cũng là điều kiện để xác minh tính an toàn chất lượng của sản phẩm.

Top 5 loại tinh dầu kháng khuẩn tốt nhất hiện nay

1 Tinh dầu Tràm Trà

Tinh dầu được chiết xuất 100% từ bộ phận lá của cây Tràm Trà. Terpinen-4-ol là hợp chất chiếm % cao (36.3%) trong tinh dầu Tràm Trà có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Do đó, tinh dầu Tràm Trà thường được dùng trong các sản phẩm trị mụn vì tính kháng khuẩn cao. Đây còn là loại tinh dầu duy nhất có thể dùng để sát khuẩn cho vết thương hở. Tuy nhiên lưu ý không dùng cho vết thương hở trên da mặt.

Bên cạnh đó, sử dụng tinh dầu Tràm Trà giúp điều hòa huyết áp, điều trị cảm lạnh, giảm căng thẳng. Đặc biệt, dùng các sản phẩm dầu gội chứa tinh dầu Tràm Trà có hiệu quả trị gàu nhẹ đến trung bình, giảm ngứa cho da đầu, chống nấm hiệu quả.

2 Tinh dầu Oải Hương

labcos cung cấp tinh dầu oải hương
Labcos cung cấp tinh dầu Oải Hương chất lượng cao

Tinh dầu được chiết xuất 100% từ hoa Oải Hương. Quá trình chiết xuất liên tục trong hệ thống chiết xuất chưng cất hơi nước, giữ nguyên bản chất và hàm lượng các hoạt chất của tinh dầu. Nhiều nghiên cứu cho thấy các thành phần chính của tinh dầu Oải Hương (Linalool và Linalyl Acetate) có tác dụng hỗ trợ phục hồi đối với cơ thể, tim và tinh thần.

Tinh dầu Oải Hương cũng có nhiều công dụng như làm sạch làn da do có tính kháng viêm, kháng khuẩn, chống nấm. Sản phẩm hữu ích trong việc giảm mụn, giảm thâm sẹo, giảm sưng ngứa ở vết đốt. Xông tinh dầu Oải Hương giúp lọc sạch không khí, khử mùi, tạo không gian sống thoải mái. Bên cạnh đó, tinh dầu Oải Hương còn có công dụng giảm tóc gãy rụng, hỗ trợ mọc tóc. Hỗ trợ giảm căng cơ, giảm cảm giác đau thắt, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

3 Tinh dầu Bạc Hà

Tinh dầu Bạc Hà được chiết xuất từ lá của cây Bạc Hà, không màu, có mùi hương đặc trưng. Tinh dầu Bạc Hà chứa hàm lượng Menthol cao, có mùi Bạc Hà đặc trưng và tạo cảm giác the mát. Do có tính làm mát, giảm đau rát nên thường được áp dụng vào các sản phẩm kem, lotion giúp làm dịu da khi cháy nắng và các sản phẩm làm giảm đau khớp nhẹ.

Bên cạnh đó, do hàm lượng Menthol cao giúp tinh dầu có mùi Bạc Hà nên thường được sử dụng tạo mùi trong mỹ phẩm hoặc sản phẩm chăm sóc cá nhân. Tinh dầu giúp khử mùi, hạn chế phát triển vi khuẩn trong khoang miệng, với hương thơm mát giúp hơi thở có mùi dễ chịu. Xông tinh dầu Bạc Hà là liệu pháp hỗ trợ tốt cho hệ hô hấp, giúp giảm ho, viêm, đau họng, khử khuẩn, chống cảm lạnh, đau đầu hiệu quả.

4 Tinh dầu Tràm Gió

Được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ cây Tràm Gió, tinh dầu thường được ứng dụng vào các sản phẩm mỹ phẩm, sức khỏe, và các sản phẩm chăm sóc gia đình. Trong thành phần tinh dầu Tràm Gió có Eucalyptol chiếm 42-52% và α-Terpineol chiếm 5-12%. Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm. Với hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng và mỹ phẩm.

Hoạt chất α-Terpineol là thành phần sát khuẩn, chống nấm, kháng viêm đặc biệt là điều trị nhiễm trùng do nấm. Do đó, tinh dầu Tràm Gió là nguồn nguyên liệu thường được sử dụng trong các sản phẩm đặc trị các loại mụn cho da. Với khả năng làm sạch sâu làn da, điều tiết dầu nhờn, kháng khuẩn làm sạch lỗ chân lông hạn chế phát sinh viêm nhiễm da. Cũng với khả năng kháng khuẩn đặc biệt mà nó được dùng nhiều để thanh lọc không khí và sát khuẩn.

5 Tinh dầu Khuynh Diệp

Thành phần chính chủ yếu có trong tinh dầu Khuynh Diệp là 1,8 Cineole (>60%) cũng có nhiều trong tinh dầu Tràm Trà, Tràm Gió, có công dụng kích thích tuần hoàn máu, kích thích miễn dịch, tăng khả năng chống viêm, giảm đau, giảm sưng, chống oxy hóa và kháng khuẩn, virus và nấm ( bao gồm cả Candida). Chính nhờ tính kháng khuẩn cao nó được xem là biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tốt nhất, giảm cảm cúm, hắt hơi ho bảo vệ hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng đặc biệt là trong mùa dịch bệnh.

Ngoài ra Cineole còn sở hữu một mùi hương dễ chịu, thư giãn giúp giảm stress. Nhờ công dụng đó tinh dầu Khuynh Diệp thường được áp dụng để hỗ trợ điều trị ho, đau đầu. Không những thế tinh dầu còn làm dịu vết côn trùng cắn và thư giãn tinh thần. Hỗ trợ cho các trường hợp viêm, đau nhức khớp, cơ. An toàn sử dụng cho trẻ nhỏ và người lớn.

Sử dụng tinh dầu kháng khuẩn đúng cách

Kháng khuẩn, chống nấm, khử mùi:

Sử dụng từ 1 đến 3 giọt tinh dầu để xông hương bằng đèn xông tinh dầu. Nhỏ trực tiếp lên khẩu trang 1-2 giọt hoặc cho vào nước rửa tay để tăng khả năng kháng khuẩn.

Hạn chế vi khuẩn phát triển trong khoang miệng, giúp hơi thở thơm tho. Đun sôi 200 – 300ml nước, nhỏ 4 giọt tinh dầu bạc hà, đun sôi hỗn hợp trong vòng 20p. Để nguội và đổ vào chai, dùng súc miệng hằng ngày.

Tinh dầu kháng khuẩn hỗ trợ điều trị mụn:

Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu vào nước xông, xông mặt từ 5 – 10 phút, giúp sát khuẩn da mặt, làm sạch và se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn. Dùng tăm bông chấm trực tiếp tinh dầu Tràm Trà vào các nốt mụn sưng, tránh sử dụng dầu cho các vùng da khác.

Giảm sưng tấy đốm mụn bằng cách dùng tăm bông chấm trực tiếp tinh dầu Oải Hương lên các đốm mụn. Có thể kết hợp với sữa rửa mặt để tăng hiệu quả.

Mờ các vết thâm nám: Sử dụng 5 – 10 giọt tinh dầu nguyên chất với 30ml dầu nền, massage nhẹ nhàng cơ thể  trong 10p. Đối với da dầu, nên rửa sạch mặt sau khi massage để tránh gây tình trạng bít kín lỗ chân lông làm sản sinh mụn.

Cải thiện tinh thần:

Dùng để tắm: nhỏ 5-10 giọt vào bồn tắm ngâm mình 15-30 phút. Ngoài việc làm sạch, giúp cơ thể bạn thư giãn sau khi làm việc hoặc chơi thể thao. Kết hợp cùng các loại dầu nền để massage. Sử dụng 5 – 10 giọt tinh dầu nguyên chất với 30ml dầu nền, massage nhẹ nhàng cơ thể  trong 10p.

Cải thiện giấc ngủ: Sử dụng từ 1 đến 3 giọt tinh dầu để xông hương bằng đèn xông tinh dầu. Hoặc nhỏ 1 giọt tinh dầu vào mặt sau của gối, hương thơm phảng phất giúp bạn đi vào giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Chăm sóc làm da:

tinh dầu chăm sóc da
Tinh dầu chăm sóc da hiệu quả

Làm dịu da bị cháy nắng: Nhỏ vài giọt vào bồn tắm, xông hơi cơ thể. Đối với làn da bị cháy nắng có thể pha 8 giọt tinh dầu nguyên chất vào bồn tắm nước ấm, ngâm mình trong vòng 10p giúp làm dịu vùng da cháy nắng.

Làm sạch và se khít lỗ chân lông: Nhỏ từ 3-5 giọt tinh dầu vào nồi nước nóng hoặc máy xông mặt, dùng để xông mặt từ 5-10 phút, nhớ hít sâu, làm như vậy liên tục khoảng 10 phút.

Hỗ trợ giảm đau:

Giảm đau đầu: Nhỏ 2 giọt tinh dầu Oải Hương vào 10ml nước lạnh, dùng bông y tế nhúng vào nước, thoa lên hai thái dương và massage nhẹ nhàng.

Giảm đau thắt trong thời kỳ kinh nguyệt: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào khăn ấm chườm lên vùng bụng để giảm đau.

Lưu ý sử dụng tinh dầu kháng khuẩn đối với trẻ sơ sinh:

Cho 3 – 4 giọt tinh dầu Tràm Gió vào nước tắm của bé sẽ giúp cơ thể được ấm áp, chống cảm lạnh, ho. Cho 1 – 2 giọt tinh dầu Tràm Gió vào nước ấm, xông mũi cho bé để loại bỏ cơn ngạt mũi.

Massage nhẹ nhàng vùng bụng của bé với 2 – 3 giọt tinh dầu Tràm Gió theo chiều kim đồng hồ để giảm đau bụng, hỗ trợ tiêu hoá. Sử dụng 1 giọt tinh dầu Tràm Gió xoa tay mẹ rồi xoa lên vết côn trùng cắn để giảm sưng, đau ngứa.

Đối với phụ nữ mang thai và sau sinh:

Giữ ấm và giảm đau nhức: Thoa tinh dầu Tràm Gió vào lòng bàn tay, bàn chân, mang tai hoặc vùng đau nhức sau đó massage nhẹ nhàng từ 2- 3 phút.

Giữ ấm và giảm đau nhức: Thoa tinh dầu Tràm Gió vào lòng bàn tay, bàn chân, mang tai hoặc vùng đau nhức sau đó massage nhẹ nhàng từ 2- 3 phút.

Tìm mua tinh dầu kháng khuẩn ở đâu?

labcos gia công tinh dầu tự nhiên và an toàn
Labcos cung cấp tinh dầu tự nhiên và an toàn

Như đã trình bày bên trên để đánh giá chất lượng tinh dầu thì một trong những tiêu chí xác định đó là thương hiệu cung cấp nguyên liệu mỹ phẩm uy tín. Labcos là một trong những thương hiệu mỹ phẩm đi đầu trong nền công nghiệp mỹ phẩm hiện nay.

Một địa chỉ cung cấp tinh dầu kháng khuẩn uy tín hiện nay đó chính là Labcos. Không chỉ cung cấp 5 loại tinh dầu trên tại Labcos còn có nhiều loại tinh dầu khác như: tinh dầu Chanh Sả, tinh dầu Trắc Bách Diệp, tinh dầu Vỏ Bưởi, tinh dầu Trà Xanh, tinh dầu Hoa Hồng,… Ngoài ra Labcos không chỉ là địa chỉ cung cấp nguyên liệu với hơn 500 nguyên liệu cùng 300 sản phẩm công thức, Labcos còn là địa chỉ gia công nguyên liệu uy tín chất lượng.

Sở hữu nguồn nguyên liệu chủ động, nhà máy cùng dây chuyền sản xuất hiện đại đạt chuẩn GMP. Đội ngũ kỹ sư có chuyên môn cao với phòng lab tiên tiến luôn nghiên cứu phát triển sản phẩm. Quy trình gia công OEM trọn gói, đảm bảo bảo mật, an toàn và uy tín.

Liên hệ hotline (+84) 902 666 746 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp, hoặc truy cập website labcos.com.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin sản phẩm cùng quy trình gia công tại Labcos.

LABCOS – OEM & ODM Cosmetics Solutions

Từ khóa: gia công mỹ phẩm; gia cong my pham; nguyên liệu mỹ phẩm; nguyen lieu my pham; gia công mỹ phẩm trọn gói; gia cong my pham tron goi; cung cấp nguyên liệu làm mỹ phẩm; cung cap nguyen lieu lam my pham; nhà máy gia công mỹ phẩm; nha may gia cong my pham; công ty gia công mỹ phẩm độc quyền; cung cấp nguyên liệu mỹ phẩm; cung cap nguyen lieu my pham; cung cấp nguyên liệu làm mỹ phẩm; cung cap nguyen lieu lam my pham

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.