Các sản phẩm mỹ phẩm ngày nay đều được cấu tạo từ nhiều thành phần. Tuỳ theo từng sản phẩm và công dụng mà mỹ phẩm sẽ được bào chế theo các nguyên tắc và quy luật cũng như tỷ lệ thành phần khác nhau. Tuy nhiên, chất nền trong mỹ phẩm là nguyên liệu chiếm tỷ lệ cao nhất trong một sản phẩm. Vậy, chất nền là sao? Có các loại chất nền phổ biến nào trong mỹ phẩm và vai trò của nó là gì? Cùng Labcos tìm hiểu qua bài viết này.
Những điều cần biết về chất nền trong mỹ phẩm
Chất nền trong mỹ phẩm là gì?
Chất nền trong mỹ phẩm là các nguyên liệu gồm những chất có thể hoà tan nước hoặc hoà tan dầu. Và thường chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm nguyên liệu cấu thành nên một sản phẩm mỹ phẩm.
Chúng được sử dụng để hoà tan các hoạt chất trong sản phẩm một cách tốt hơn. Đồng thời, tuỳ theo từng loại sản phẩm và mục đích, mà chất nền trong mỹ phẩm đóng vai trò giúp các dưỡng chất thấm nhanh, giúp bề mặt sản phẩm bóng đẹp hơn hoặc giúp giảm độ nhớt cho sản phẩm.
Labcos là địa chỉ cung cấp các nguyên liệu pha chế mỹ phẩm với đa dạng các chất nền nước hoặc nền dầu tuỳ theo nhu cầu của khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline (+84) 902 666 746 để được tư vấn về các chất nền trong mỹ phẩm thích hợp, nhận báo giá và đặt hàng miễn phí.
>>> Xem thêm: Địa chỉ cung cấp chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên an toàn uy tín
Chất nền có tác dụng gì?
Các tác dụng phổ biến của chất nền trong mỹ phẩm bao gồm:
- Giúp hoà tan các nguyên liệu khác trong sản phẩm
- Làm tăng độ mềm mượt cho sản phẩm
- Giữ độ ẩm cho sản phẩm
- Giúp dưỡng chất thấm hút vào bề mặt da nhanh hơn
- Không tạo cảm giác nhờn dính khi dùng sản phẩm
- Giúp bề mặt sản phẩm có độ bóng đẹp.
Chất nền có rất nhiều tác dụng rất thiết yếu trong bất kỳ sản phẩm mỹ phẩm nào. Cùng tìm hiểu các loại chất nền phổ biến nhất là chất làm mềm và chất giữ độ ẩm cho sản phẩm ngay sau đây.
Chất làm mềm – chất nền trong mỹ phẩm được dùng phổ biến
Chất làm mềm là gì?
Chất làm mềm là các chất có thành phần tự nhiên hoặc được tổng hợp dưới công thức hoá học. Chúng được thêm vào trong các sản phẩm mỹ phẩm và làm đẹp với mục đích làm mềm da, mềm tóc, hoặc là một hoạt chất dưỡng ẩm hiệu quả cho các bộ phận trên cơ thể.
Tác dụng của chất làm mềm
Chất làm mềm có thể được các nhà sản xuất mỹ phẩm thêm vào trong các sản phẩm của mình và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Tác dụng chính của chất làm mềm là dưỡng tóc, làm mềm da, giữ ẩm cho các bộ phận trên cơ thể. Cụ thể, chúng có những lợi ích như sau:
- Coi như một dung môi giúp hoà tan các nguyên liệu khác trong sản phẩm
- Thay đổi cảm giác của da
- Làm tăng độ bóng cho tóc và da
- Hoạt động như một chất dưỡng tóc và da
- Dưỡng ẩm và cải thiện độ đàn hồi của da
>>> Xem thêm: Xây dựng phát triển thương hiệu trên nền tảng mỹ phẩm natural
Tác dụng phụ của chất làm mềm
Tuy nhiên hãy thận trọng khi sử dụng các sản phẩm làm mềm trên da mặt, đặc biệt đối với da dễ bị nổi mụn. Những chất này có thể làm tắc nghẽn các tuyến mồ hôi, khiến mồ hôi tích tụ và tạo ra mụn đầu đen, mụn đầu trắng và mụn nhọt và một số vấn đề tiềm ẩn khác. Vì chất làm mềm có chứa nước, chúng dễ bị nhiễm vi sinh vật hơn, do đó chúng thường được thêm chất bảo quản vào. Mặc dù không phổ biến nhưng một số người có làn da rất nhạy cảm có thể bị dị ứng với những chất bảo quản này.
Các chất làm mềm da thường dùng
- Ceramide: đây là một chất tự nhiên được tìm thấy trong lớp Lipid béo trên da. Ceramide có vai trò quan trọng giúp bảo vệ, làm mềm da và giữ ẩm cho da. Vì vậy, các chất tổng hợp Ceramide thường được chọn làm chất nền trong mỹ phẩm với vai trò chất làm mềm da.
- Hyaluronic Acid: tác dụng chính là ngậm nước, dưỡng ẩm cho da. Vì thế mà HA thường được sử dụng để làm đầy cấu trúc da tạm thời, là nguồn dự trữ nước tuyệt vời để duy trì trạng thái ẩm của làn da.
- Isopropyl Palmitate: IPP có nền nước nên dễ dàng hấp thu qua da. Khi được sử dụng làm chất nền trong mỹ phẩm, IPP giúp các hoạt chất khác dễ dàng thâm nhập sâu vào trong làn da, làm giảm cảm giác nhờn dính trên da.
- Hydrogenated Polydecene: đây là một chất làm mềm dựa trên Hydrocacbon, tạo thành một lớp màng không che phủ trên bề mặt da và mang lại độ bóng mà không gây bóng nhờn. Chất này không gây dị ứng, an toàn nên có thể thấy nhiều trong các sản phẩm chăm sóc em bé.
>>> Xem thêm: Mỹ phẩm nội địa và ngoại nhập có gì khác nhau?
Chất giữ độ ẩm – chất nền trong mỹ phẩm hay được sử dụng
Tác dụng của chất giữ độ ẩm
Đúng như tên gọi, loại chất nền trong mỹ phẩm này được thêm vào với mục đích chính là cung cấp độ ẩm cần thiết, giúp duy trì độ ẩm làn da và sự ổn định cho kết cấu sản phẩm. Ngoài ra, một tác dụng không thường dùng của chất giữ độ ẩm còn hỗ trợ sát khuẩn vi khuẩn trên làn da.
Yêu cầu của chất giữ độ ẩm đạt tiêu chuẩn
- Có khả năng hấp thụ nước phù hợp với sản phẩm, xét đến các tỷ lệ thành phần và mục đích của sản phẩm.
- Phải duy trì được khả năng hấp thụ nước trong một khoảng thời gian nhất định đủ để duy trì độ ẩm cho da.
- Khả năng hấp thụ nước của chất giữ độ ẩm không bị ảnh hưởng khi thay đổi điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, v.v…
- Có mức độ bay hơi và nhiệt đông đặc thấp nhất có thể.
- Có khả năng tương thích với các thành phần mỹ phẩm khác trong công thức.
- Ít nhờn dính nhất có thể
- Tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng trên da.
- An toàn khi sử dụng.
Các chất giữ độ ẩm thường dùng làm chất nền trong mỹ phẩm
- Glycerin: Glycerin là một chất giữ ẩm được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất cho đến ngày nay. Glycerin gần như thỏa mãn được mọi điều kiện của một chất giữ độ ẩm tích cực và lành tính đối với làn da.
- Propylene Glycol: 1,2-Propylene Glycol là dạng phổ biến của Propylene Glycol được sử dụng làm chất giữ độ ẩm. Chất nền trong mỹ phẩm này tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng trên da do độ nhờn dính khá thấp.
- 1,3-Butylene Glycol: Đây là nhóm chất giữ độ ẩm có độ an toàn cao và thường được tìm thấy trong các loại kem dưỡng da, kem dưỡng thể, v.v..
- Sorbitol: Sorbitol có đặc tính hút ẩm thấp khi so sánh với các chất giữ độ ẩm khác. Tuy vậy, vai trò của Sorbitol được đánh giá cao hơn khi làn da có độ ẩm thấp. Khả năng bổ sung nước và giữ ẩm của Sorbitol lúc này rất hiệu quả.
- Natri Lactat: Natri Lactat là một thành phần của nhóm các chất giữ ẩm tự nhiên NMFs và PCA (Pyrrolidone Carboxylate).
>>> Xem thêm: Đầu tư kinh doanh mỹ phẩm an toàn với Labcos?
Hy vọng với những thông tin về chất nền trong mỹ phẩm cung cấp bởi Labcos sẽ giúp bạn hiểu hơn về các nguyên liệu làm mỹ phẩm và tìm được sản phẩm phù hợp với công thức mỹ phẩm của mình. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline (+84) 902 666 746 để được tư vấn về các chất nền trong mỹ phẩm thích hợp, nhận báo giá và đặt hàng miễn phí.
Chất nền trong mỹ phẩm cung cấp bởi Labcos
Tại Labcos, các chất nền sử dụng trong pha chế mỹ phẩm được sản xuất đa dạng và theo yêu cầu của khách hàng. Các chất nền như chất làm mềm da, hay chất giữ ẩm cho da cung cấp bởi Labcos là các sản phẩm chất lượng.
Ngoài các chất nền trong mỹ phẩm, chúng tôi cung cấp các chất làm bóng, chất tạo mùi, chất phụ gia lành tính, an toàn cho da và đảm bảo không chứa các thành phần thuộc nhóm cấm sử dụng hoặc có nguy cơ gây tổn hại da và sức khỏe theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
Labcos – đơn vị chuyên cung cấp nguyên liệu mỹ phẩm và gia công mỹ phẩm giá tốt nhất thị trường với nhiều dịch vụ đi kèm như hỗ trợ phát triển công thức sản phẩm, hỗ trợ tư vấn thủ tục pháp lý chuyên nghiệp.
Liên hệ với Labcos qua hotline (+84) 902 666 746 để được tư vấn, nhận báo giá và đặt hàng. Hoặc truy cập website labcos.com.vn để tham khảo thêm những thông tin chi tiết.
LABCOS – OEM & ODM Cosmetics Solutions