Có thể bạn đã từng nghe nói rằng chất chống oxy hóa và chất bảo quản là những chất thường được dùng để kéo dài hạn sử dụng của mỹ phẩm. Và có một số người đã trộn lẫn hai thuật ngữ này với nhau khiến bạn khó mà phân biệt được chúng. Nhưng trên thực tế, chất chống oxy hóa và chất bảo quản có cơ chế hoạt động rất khác nhau để kéo dài thời hạn sử dụng của các sản phẩm mỹ phẩm. Và bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ về chúng nhé!
Chất chống oxy hóa và chất bảo quản là gì?
Có ba thành phần chống oxy hóa phổ biến được hiểu nhầm là chất bảo quản ở những người chuyên làm mỹ phẩm handmade. Cần hiểu đúng:
- Thành phần Vitamin E: tiêu chuẩn vàng cho chất chống oxy hóa trong các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên.
- Tinh dầu Hương Thảo: một loại tinh dầu tự nhiên tuyệt vời được chiết xuất từ cây Hương Thảo có khả năng chống oxy hóa.
- Chiết xuất Hạt bưởi: vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra liệu nó có các hoạt động kháng khuẩn hay không, nhưng hiện tại nó có chức năng như một chất chống oxy hóa.
Cho dù bạn có đọc hoặc nhìn thấy thông tin ở đâu, những chất này hiện tại sẽ không thể hoạt động như chất bảo quản được.
>>> Xem thêm: Địa chỉ bán chất điều chỉnh pH trong mỹ phẩm uy tín, chất lượng
Chất chống oxy hóa là gì?
Chất chống oxy hóa là những chất có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm các tổn thương cho các tế bào gây ra bởi các gốc tự do, các phân tử không ổn định mà cơ thể tạo ra như một phản ứng với môi trường và tác động khác. Các nguồn chất chống oxy hóa có thể là tự nhiên hay tổng hợp.
Chất bảo quản là gì?
Chất bảo quản là các hóa chất tự nhiên hay tổng hợp được thêm vào sản phẩm như thực phẩm, dược phẩm, sơn, các màu phẩm sinh học,… để ngăn ngừa hoặc làm chậm sự quá trình thối rữa, hư hỏng, gây ra bởi sự phát triển của các vi sinh vật hay do các thay đổi không mong muốn về mặt hóa học. Chúng có thể sử dụng như một loại hóa chất duy nhất hoặc cũng có thể sử dụng trong tổ hợp với nhiều loại hóa chất có tác dụng khác.
>>> Xem thêm: Bao bì quyết định sự phát triển hoặc thất bại của một thương hiệu mỹ phẩm
Xem thêm dịch vụ gia công của Labcos
gia công son môi
gia công kem body
gia công kem dưỡng da
gia công sữa rửa mặt
gia công xịt khoáng
gia công toner
gia công kem mắt
gia công kem chống nắng
gia công sản phẩm khử mùi
gia công serum
gia công sữa tắm
gia công nước rửa tay
gia công dầu gội đầu
gia công mặt nạ dưỡng da
gia công sản phẩm chăm sóc tóc
gia công mỹ phẩm trị mụn
gia công tẩy trang
Cơ chế hoạt động của chất chống oxy hóa và chất bảo quản
Chất chống oxy hóa.
Nhiều thành phần mỹ phẩm dễ bị oxy hóa phân hủy (phản ứng hóa học liên quan đến oxy làm giảm chất lượng của dầu).
Các ví dụ đáng chú ý nhất là các sản phẩm gốc dầu, đặc biệt là những loại có hàm lượng lớn axit béo không bão hòa. Theo thời gian, khi chúng tiếp xúc với oxy (từ không khí), ánh sáng mặt trời và độ ấm, chúng sẽ bắt đầu bị oxy hóa. Bạn thường có thể nhận ra các loại dầu bị oxy hóa nặng nhờ mùi ôi của chúng (nhưng không phải lúc nào cũng vậy).
Các sản phẩm đã bị ôi thiu có thể gây khó chịu khi thoa lên da. Chính vì lý do này, các thương hiệu đã sử dụng chất chống oxy hóa trong các sản phẩm của họ. Chúng sẽ làm chậm quá trình oxy hóa từ đó sẽ ngăn ngừa và đảm bảo sản phẩm không bị ôi, và chúng ta đương nhiên sẽ không phải sử dụng sản phẩm bị ôi cho da mặt của mình.
Chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa và đảm bảo mỹ phẩm không bị ôi trước khi sử dụng.
Chất bảo quản
Nếu đấy là một sản phẩm có chứa gốc nước như kem dưỡng ẩm hoặc toner thì chúng có thể dễ bị nhiễm vi sinh vật và không an toàn để tiếp tục sử dụng nữa. Ví dụ, khi sử dụng kem dưỡng ẩm, chúng ta thường có thói quen nhúng ngón tay vào lọ để lấy sản phẩm nhưng lại quên rằng ngón tay chứa hàng triệu vi sinh vật. Nhiều loại trong số này là vô hại nhưng số còn lại thì không. Vì vậy, chỉ bằng những hành động đơn giản, chúng ta đã có nguy cơ đưa vi sinh vật vào sản phẩm và làm ô nhiễm mỹ phẩm.
Và lúc này chất bảo quản sẽ làm nhiệm vụ của mình. Chất bảo quản sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật do đó đảm bảo vi khuẩn và nấm bị đưa vào sản phẩm không thể tái tạo và sinh sôi. Bằng cách này, các thương hiệu sẽ đảm bảo sản phẩm của họ vẫn an toàn về mặt vi sinh, ngay cả khi được sử dụng trong môi trường không vô trùng.
Vai trò của chất chống oxy hóa và chất bảo quản?
Vai trò của chúng chính là đảm bảo cho sản phẩm mỹ phẩm chúng ta dùng không bị hỏng do vi sinh vật và cả do quá trình oxy hóa. Chính nhờ có chúng mà các sản phẩm chúng ta dùng luôn có được hạn sử dụng dài sau khi mở nắp ( thường là từ 3 – 6 đến 12 tháng ) và hạn chế được nhiễm khuẩn từ môi trường vô trùng.
>>> Xem thêm: Vitamin trong nguyên liệu mỹ phẩm có tác dụng gì trong làm đẹp da?
Có thể thay thế chất chống oxy hóa và chất bảo quản cho nhau không?
Tất nhiên câu trả lời là không. Chất chống oxy hóa sẽ không bảo vệ sản phẩm của bạn khỏi bị nhiễm vi sinh vật. Và chất bảo quản sẽ hoàn toàn không có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa. Vì vậy, điều quan trọng là phải biết cái nào là cái nào và khi nào nên sử dụng mỗi chất. Đương nhiên là cũng có những sản phẩm dùng cả chất chống oxy hóa lẫn chất bảo quản nhưng sản phẩm của họ vẫn đảm bảo được độ an toàn. Điều này là nhờ những công thức bí mật của từng thương hiệu. Tóm lại, chất bảo quản lẫn chất chống oxy hóa đều rất quan trọng trong việc dùng để kéo dài thời hạn sử dụng của mỹ phẩm, góp phần tạo nên nhiều giá trị sử dụng cho sản phẩm, thuận tiện cho người dùng.
Tại sao chất bảo quản và chất chống oxy hóa lại đặc biệt quan trọng trong mỹ phẩm tự nhiên?
Bởi vì các sản phẩm mỹ phẩm tự nhiên đều có nguồn gốc từ tự nhiên. Những chất này cần được bảo vệ tốt khỏi sự tấn công của vi sinh vật hay quá trình oxy hóa do chúng dễ bị tấn công hơn bởi các sản phẩm có nguồn gốc khác. Và chúng bao giờ cũng có thời hạn sử dụng ngắn hơn các sản phẩm công nghiệp khác do bản chất tự nhiên của chúng. Nên các chất chống oxy hóa hay chất bảo quản là rất cần thiết cho các sản phẩm tự nhiên, chẳng hạn như:
- Các sản phẩm có chứa gốc nước (ví dụ như gel, toner, essence, lotion, kem,…) cần phải chứa chất bảo quản để ngăn ngừa sự hư hỏng của vi sinh vật.
- Các sản phẩm có chứa gốc dầu (hoặc các thành phần khác có xu hướng oxy hóa nhanh), cần phải chứa chất chống oxy hóa để làm chậm quá trình ôi thiu. Ví dụ như: son dưỡng môi, bơ dưỡng thể khan, kem dưỡng da, dầu dưỡng da mặt, sữa tắm,..
- …
Tại sao chất bảo quản lại bị kỳ thị trong mỹ phẩm handmade
Nếu mỹ phẩm không có chất bảo quản
Nhiều người tự làm mỹ phẩm tự nhiên, mỹ phẩm handmade cố gắng làm mỹ phẩm không có chất bảo quản. Có thể lý do của họ là không muốn sử dụng các thành phần tổng hợp hoặc muốn tránh các tác hại do thành phần kích ứng gây ra.
Sự thật là mặc dù chất bảo quản có thể có một số tác động tiêu cực (dù sao thì chúng cũng độc hại đối với vi sinh vật) nhưng chúng vẫn an toàn hơn rất nhiều khi sử dụng so với việc sử dụng các sản phẩm không được chứa chất bảo quản.
Quy tắc an toàn của chất bảo quản
Các chất bảo quản được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm được coi là an toàn, khi sử dụng hay theo hướng dẫn sử dụng hoặc luật chính thức.
Cũng cần hiểu rằng tế bào da của con người khác với tế bào vi khuẩn và nấm. Các chất bảo quản sẽ không có tác dụng tương tự như đối với các vi sinh vật trên cơ thể con người. Một số chất bảo quản có thể là chất gây kích ứng cho da người (đối với da nhạy cảm), nhưng thực tế phần lớn các chất bảo quản ấy lại không gây ra bất kỳ hậu quả tiêu cực nào khi thoa lên da cả.
Sử dụng kem không được bảo quản sẽ rủi ro hơn nhiều so với sử dụng các sản phẩm không chứa chất bảo quản có chứa nước. Vì lý do này, hầu hết các quy định trên toàn thế giới đều yêu cầu các sản phẩm mỹ phẩm phải được bảo vệ khỏi sự hư hỏng do vi sinh vật gây ra nên trong hầu hết các trường hợp có nghĩa là chúng cần được bảo quản tốt.
Nguyên tắc tạo ra các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên an toàn?
Nếu bạn muốn đảm bảo sản phẩm của mình an toàn, ổn định và hiệu quả, bạn cần đảm bảo rằng bạn thực hiện đúng một vài điều cơ bản:
- Trang bị kiến thức để kịp thời phát hiện những thông tin sai.
- Tập trung phát triển kỹ năng thực hành làm sản phẩm.
- Tìm hiểu nhiều loại thành phần mỹ phẩm hữu cơ bao gồm cả khả năng điều trị, dữ liệu an toàn và các yêu cầu cụ thể.
- Sử dụng đúng nguyên liệu, đúng mục đích, đúng liều lượng.
- Phát triển kiến thức tốt về các thành phần chức năng – chất bảo quản, chất nhũ hóa, chất chống oxy hóa, chất làm đặc và chất ổn định.
- Tìm hiểu biết về giải phẫu da và sinh học cũng như đặc điểm của các loại da.
- Sử dụng đúng thiết bị chỉ định cho mục đích sản xuất mỹ phẩm.
- Tuân thủ quy trình sản xuất và quy trình phòng thí nghiệm.
- Tìm kiếm hướng dẫn từ các chuyên gia có trình độ, những người hiểu ý nghĩa đằng sau mỹ phẩm DIY nhưng tuân theo các phương pháp hay nhất trong ngành.
- …
Tìm mua chất chất chống oxy hóa và chất bảo quản ở đâu?
Nếu bạn đang đau đầu vì điều này thì câu trả lời đó chính là Labcos. Một đơn vị kinh doanh chiến lược Strategic Business Unit – SBU thuộc Stella Kinetics ra đời với sứ mệnh mệnh trở thành giải pháp tối ưu duy nhất 100% cho tất cả nguyên liệu, hàng hoá và dịch vụ gia công cung cấp ngành mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm bổ sung với chất lượng và giá cả cạnh tranh tốt nhất.
>>> Xem thêm: Chi tiết quy trình gia công mỹ phẩm trọn gói tại Labcos
Tại sao lại chọn Labcos ?
- Sản phẩm của Labcos rất đa dạng, với hơn 500 nguyên liệu và 300 sản phẩm công thức đã được nghiên cứu và phát triển.
- Nguồn nguyên liệu chủ động, ổn định chất lượng tất cả nguyên liệu đi kèm với COA/CO (nhập khẩu) và số lô.
- Chuỗi cung ứng hoàn thiện từ nông trại đến nhà máy trong và ngoài nước.
- Đội ngũ R&D dược sỹ thạc sĩ/tiến sĩ chuyên môn và kinh nghiệm tư vấn chuyên sâu phù hợp với từng nhu cầu khác nhau của KH (case by case).
- Nhà máy đạt chuẩn GMP – GMP standard.
Liên hệ ngay với Labcos qua hotline (+84) 902 666 746 hoặc truy cập website labcos.com.vn để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
LABCOS – OEM & ODM Cosmetics Solutions
- Dịch vụ: Cung ứng nguyên liêu, tư vấn và gia công Dược – Mỹ Phẩm. Kinh nghiệm tư vấn hơn 500+ thương hiệu.
- Email: labcosvietnam@gmail.com
- Điện thoại: (+84) 902 666 746
- Website: https://labcos.com.vn
- Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/labcos.giacongmypham/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCv_mrFQ1fk7ZrShegG4GK9A
- Instagram: https://www.instagram.com/labcos_official/
- Địa chỉ Nhà Máy: VFI 10-4, lô B133-B134-B135, đường số 8, KCN Thái Hòa, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
- Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, phường 11, quận Bình Thạnh, TPHCM.