Dị ứng với mỹ phẩm? Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng với mỹ phẩm? Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Trong quá trình chăm sóc da hay cơ thể, đôi lúc bạn sẽ gặp phải các trường hợp da bị mẩn đỏ, tổn thương hoặc dị ứng với các thành phần trong mỹ phẩm. Điều này có thể là do sản phẩm bạn đang dùng không phù hợp với bạn, hoặc bạn chưa biết cách dùng sản phẩm đúng, cũng có thể là mua nhầm những mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường.

Vậy tác hại của việc bị dị ứng với mỹ phẩm như thế nào? Nếu để lâu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào? Hãy cùng Labcos tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả trong bài viết hôm nay nhé!

Mua nhầm những mỹ phẩm không rõ nguồn gốc sẽ gây ra dị ứng cho bạn.
Mua nhầm những mỹ phẩm không rõ nguồn gốc sẽ gây ra dị ứng cho bạn.

Hiểu rõ về mỹ phẩm

Mỹ phẩm là gì?

Mỹ phẩm là một sản phẩm được sử dụng để thoa trực tiếp giúp làm đẹp, làm sạch hoặc bảo vệ tóc, da, răng,…

Về bản chất, mỹ phẩm không được chứa bất kỳ thành phần thuốc hay hoạt tính nào có thể ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức năng của da. Việc phân chia mỹ phẩm và thuốc không phải lúc nào cũng rõ ràng vì có rất nhiều sản phẩm có hai hoặc nhiều mục đích sử dụng, ví dụ như dầu gội trị gàu là một loại mỹ phẩm vì nó dùng để làm sạch tóc, nhưng nó đồng thời cũng chứa một loại thuốc điều trị da đầu và gàu gọi là dược mỹ phẩm.

Tất nhiên là các sản phẩm đó đều phải tuân thủ các yêu cầu đối với cả mỹ phẩm và thuốc.

>>> Xem thêm: Bí quyết lựa chọn nguồn nguyên liệu mỹ phẩm cho spa, thẩm mỹ viện

Các nhóm mỹ phẩm hiện nay

  • Trang điểm: phấn mắt, son môi, má hồng, phấn nền
  • Chăm sóc móng: sơn bóng, dưỡng móng, nước rửa móng
  • Chăm sóc mặt: sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, toner, kem chống nắng
  • Chăm sóc tóc: dầu gội đầu, dầu xả, kem ủ, thuốc nhuộm, dầu dưỡng
  • Chăm sóc răng miệng: kem đánh răng, nước súc miệng
  • Chăm sóc cơ thể: sữa tắm, lotion dưỡng da, tẩy tế bào chết, kem chống nắng, kem cạo râu,…
  • Nước hoa

Những ai bị dị ứng với mỹ phẩm khi tiếp xúc?

Người ta ước tính rằng trung bình phụ nữ sử dụng ít nhất bảy loại mỹ phẩm mỗi ngày và số  lượng phản ứng với các sản phẩm này là khá phổ biến. Mặc dù tỷ lệ dị ứng mỹ phẩm trong dân số nói chung chưa được tính toán, nhưng một số nghiên cứu cho thấy rằng có đến 10% dân số chắc chắn sẽ bị dị ứng với một loại mỹ phẩm trong suốt cuộc đời. Con số này có thể cao hơn nhiều vì cũng có nhiều loại dị ứng nhẹ hay xảy ra tại nhà và thường tự điều trị hoặc tự khỏi.

Nguyên gây dị ứng da?

  • Dị ứng thực vật
  • Dị ứng với côn trùng
  • Dị ứng nhựa mủ
  • Kim loại (Trang sức)
  • Dị ứng ánh nắng mặt trời (da nhạy cảm với ánh sáng)
  • Mỹ phẩm
Dị ứng da do côn trùng
Dị ứng da do côn trùng

Các sản phẩm làm đẹp – mọi thứ từ dầu gội đầu, đến đồ trang điểm, cho đến nước hoa – có thể giúp bạn cảm thấy thỏa mãn nhu cầu làm đẹp của mình. Nhưng trong đó, chúng cũng có thể gây kích ứng da hoặc phản ứng dị ứng tiềm ẩn.

Các vấn đề có thể bao gồm từ phát ban đơn giản đến các trường hợp dị ứng nặng. Các triệu chứng có thể bắt đầu ngay sau khi bạn sử dụng một sản phẩm mới – hoặc sau nhiều năm sử dụng.

>>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa da khô và da mất nước? Và cách khắc phục

Phân loại dị ứng mỹ phẩm

Có hai loại phản ứng của da với các sản phẩm làm đẹp. Một là viêm da tiếp xúc kích ứng, xảy ra khi một hoạt chất trong sản phẩm làm tổn thương da của bạn. Da của bạn có thể bị bỏng, châm chích, ngứa hoặc đỏ ngay khi sử dụng sản phẩm. Đồng thời có thể bị phồng rộp, chảy dịch và nghiêm trọng hơn nếu bạn gãi chúng.

Loại phản ứng còn lại có liên quan đến hệ thống miễn dịch của bạn. Gọi là viêm da tiếp xúc dị ứng. Các triệu chứng xảy ra bao gồm đỏ, sưng, ngứa và phát ban. Da của bạn có thể bị đỏ và rát. Bạn có thể bị dị ứng trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng thường được thấy nhiều nhất trên mặt, môi, mắt, tai và cổ.

Rất khó để phân biệt hai loại phản ứng này khi bị dị ứng. Đôi lúc bạn cũng có thể gặp cả hai phản ứng này cùng một lúc.

Các chất gây dị ứng trong mỹ phẩm là gì?

Các sản phẩm làm đẹp có nhiều khả năng gây phản ứng cho da bao gồm xà phòng tắm, chất tẩy rửa, chất khử mùi, trang điểm mắt, kem dưỡng ẩm, dầu gội đầu, sơn móng tay (đặc biệt là những loại có Formaldehyde) và keo dán móng tay có chứa Methacrylate.

Hương liệu

Có hơn 5000 loại hương liệu khác nhau được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da.

Chúng có mặt trong hầu hết các loại mỹ phẩm bao gồm nước hoa , dầu gội, dầu xả, chất dưỡng ẩm, mỹ phẩm dành cho da mặt và chất khử mùi.

Hương liệu là lý do phổ biến nhất gây viêm da tiếp xúc từ mỹ phẩm.
Hương liệu là lý do phổ biến nhất gây viêm da tiếp xúc từ mỹ phẩm.

Hương liệu là lý do phổ biến nhất gây viêm da tiếp xúc từ mỹ phẩm. Ngay cả khi được quảng cáo là “không mùi”, bạn cũng hãy hết sức chú ý bởi vì mùi hương có thể được che đậy. Tuy bạn không ngửi thấy nhưng nó vẫn hiện diện và gây ra dị ứng cho bạn. Hãy tham khảo bảng thành phần để chắc chắn rằng trên sản phẩm không có ghi “Fragrance” nhé!

Chất bảo quản trong mỹ phẩm

Chất bảo quản là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra viêm da dị ứng tiếp xúc với mỹ phẩm.

Mỹ phẩm chứa nước có chất bảo quản để ngăn vi khuẩn hoặc nấm phát triển.

Hầu như bất kỳ mỹ phẩm nào có nước đều phải có một số chất bảo quản. Phổ biến nhất là Paraben, Imidazolidinyl Urê, Quaternium-15, Phenoxyethanol, Methylchloroisothiazolinone và Formaldehyde. Và tất cả các chất này đều có liên quan đến dị ứng da.

Paraphenylenediamine trong thuốc nhuộm tóc

Thuốc nhuộm tóc cũng có thể gây ra phản ứng trên da, đặc biệt là những loại có chứa P-phenylenediamine cũng như Ammonium Persulfate được sử dụng để làm sáng tóc.

Các sản phẩm làm đẹp có Alpha-hydroxy acid có thể gây ra các vấn đề cho một số người, như mẩn đỏ, sưng tấy, mụn nước và ngứa – đặc biệt là với các sản phẩm có mức AHA trên 10%.

Thành phần dị ứng trong kem chống nắng

Nhiều người có “độ nhạy cảm với kem chống nắng.” Đối với họ, hầu hết tất cả các sản phẩm chống nắng đều có thể gây ra phản ứng dạng viêm da. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, hãy trao đổi với bác sĩ da liễu về cách bảo vệ da tốt nhất khỏi ánh nắng mặt trời.

>>> Xem thêm: Địa chỉ bán chất điều chỉnh pH trong mỹ phẩm uy tín, chất lượng

Các chất gây dị ứng khác được sử dụng trong mỹ phẩm có thể gây dị ứng bao gồm:

  • Lanolin (cồn len)
  • Coco diethanolamide (CDEA)
  • Glyceryl monothioglycolate
  • Methyldibromo glutaronitrile
  • Nhựa thông  (colophony)
  • Keo ong
  • Thiomersal

Cách xử lý dị ứng da hiệu quả

Điều quan trọng nhất trong xử lý dị ứng là Ngừng sử dụng bất cứ thứ gì gây ra dị ứng cho bạn. Điều này giúp làm giảm vấn đề ngay lập tức cũng như độ nghiêm trọng về sau. Một số chế phẩm Hydrocortisone có thể gây ra tác dụng phụ cho những vùng nhạy cảm như da mặt của bạn, vì vậy hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng.

Ngừng sử dụng mỹ phẩm giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng về sau.
Ngừng sử dụng mỹ phẩm giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng về sau.

Cách tránh dị ứng đối với các sản phẩm làm đẹp

Tìm kiếm các sản phẩm có ít thành phần

Chọn các sản phẩm có bảng thành phần đơn giản sẽ làm giảm cơ hội gây ra dị ứng không đáng có cho bạn.

Luôn thử nghiệm trước bất kỳ sản phẩm nào

Thực hiện kiểm tra độ kích ứng trên da trước khi áp dụng toàn bộ sản phẩm trên bộ phận nào. Bạn có thể lấy một lượng nhỏ vào bên trong khuỷu tay của bạn và đợi khoảng 48 giờ đến 72 giờ. Nếu bạn bị mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa hoặc rát thì không nên sử dụng sản phẩm đó.

Xịt nước hoa lên quần áo

Điều này có thể giúp giảm nguy cơ dị ứng với nước hoa. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ hương thơm tương tác với những thành phần trong các sản phẩm khác và gây ra dị ứng trên da của bạn.

Xịt nước hoa lên quần áo giúp giảm nguy cơ dị ứng với nước hoa.
Xịt nước hoa lên quần áo giúp giảm nguy cơ dị ứng với nước hoa.

Nếu một nhãn mác có ghi nội dung là “không gây dị ứng”, “bác sĩ da liễu đã thử nghiệm”, hoặc “sản phẩm không gây kích ứng”, thì cũng chưa đảm bảo rằng sản phẩm đó sẽ phù hợp với làn da của bạn. Bởi một số công ty có thực hiện thử nghiệm thực sự, nhưng một số khác thì có thể chỉ là ‘’chiêu trò’’ quảng cáo và hiện nay cũng chưa có quy định nào về cách sử dụng các thuật ngữ này trên nhãn cả. Hãy theo dõi Labcos thường xuyên để cập nhật những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm sóc sắc đẹp và cơ thể nhé!

>>> Xem thêm: Dòng mỹ phẩm phù hợp gia công cho người mới khởi nghiệp

Liên hệ với Labcos qua hotline (+84) 902 666 746 để được tư vấn, nhận báo giá và đặt hàng. Hoặc truy cập website labcos.com.vn để tham khảo thêm những thông tin chi tiết.

LABCOS – OEM & ODM Cosmetics Solutions

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.