Nhà máy sản xuất mỹ phẩm chuẩn GMP lâu nay được xem là “chuẩn vàng” khi chọn gia công mỹ phẩm và tiêu chuẩn đầu vào để cho ra đời các dòng sản phẩm chất lượng từ hệ thống nhà máy, đội ngủ chất lượng. Để hiểu hơn tiêu chuẩn gia công mỹ phẩm chuẩn GMP là gì và các tiêu chí để chọn lựa hợp tác với nhà máy gồm có những gì? Mời bạn đọc cùng Labcos tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
Gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP?
Theo một thống kê của Business Insider tổng giá trị thị trường ngành công nghiệp làm đẹp năm 2019 là 532 tỉ Mỹ kim trên toàn cầu. Ước tính con số này sẽ lên đến 805.61 tỉ Mỹ Kim vào năm 2023. Đây là một cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường đầy tiềm năng này.
Tuy nhiên cần rất nhiều thời gian và chi phí cho công tác nghiên cứu và ra sản phẩm. Doanh nghiệp phải đảm bảo các vấn đề pháp lý liên quan đến chất lượng mỹ phẩm như kiểm định sinh hoá. Cung cấp được chứng nhận an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó quy trình gia công mỹ phẩm phải đạt chuẩn GMP. Vì các sản phẩm phải đạt chuẩn GMP mới được cấp giấy phép lưu hành trên thị trường. Đây là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của doanh nghiệp. Với mục đích đảm bảo chất lượng và mức độ an toàn sản phẩm.
Hiện nay dịch vụ gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP đang nhận được nhiều sự quan tâm. Với chi phí hợp lí, tiết kiệm thời gian, tối ưu công suất. Đây là một trong những giải pháp giúp khách hàng tối ưu được nguồn lực của mình để có thể tạo dựng được một thương hiệu mỹ phẩm uy tín chất lượng.
Vậy tiêu chuẩn GMP là gì? Nhà máy hay dây chuyền gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP bao gồm những gì? Bài viết này sẽ tổng hợp các yêu cầu về chất lượng trong gia công mỹ phẩm chuẩn GMP.
>>> Xem thêm: ĐƠN VỊ GIA CÔNG MỸ PHẨM UY TÍN, CHẤT LƯỢNG CAO CHO SPA, THẨM MỸ VIỆN
Cơ sở chất lượng để đánh giá tiêu chí gia công theo chuẩn GMP
Hiện nay khi đề cập đến chất lượng của một loại mỹ phẩm bất kỳ. Chúng ta không chỉ nói đến hiệu quả hay công dụng mà còn phải tìm hiểu thành phần, nguồn gốc và quy trình sản xuất. Với tình trạng hiện nay nhiều loại mỹ phẩm trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc. Đã gây ra không ít hệ luỵ cho sức khoẻ người tiêu dùng. Do đó các bộ tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng sản phẩm đã được xây dựng. Với tiêu chí đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) là bộ tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với tất cả lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm đòi hỏi yêu cầu điều kiện vệ sinh an toàn cao như: dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế và thực phẩm. Mục tiêu chính của tiêu chuẩn GMP là các sản phẩm cuối cùng của quy trình sản xuất phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với mục đích sử dụng của chúng.
Trong ngành sản xuất gia công mỹ phẩm, GMP cũng là cơ sở đánh giá chất lượng sản xuất để đảm bảo sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng. Các tiêu chuẩn của GMP bao gồm các quy định chất lượng liên quan đến các yếu tố về:
- Cơ cấu tổ chức nhà xưởng
- Các vai trò, trách nhiệm của các cấp quản lí chất lượng
- Các bộ thủ tục, hướng dẫn, quy trình kiểm soát chất lượng
- Các nguồn lực để thực hiện công tác quản lý chất lượng..
Nhà máy gia công mỹ phẩm chuẩn GMP gồm những tiêu chí nào?
Chất lượng của mỹ phẩm phụ thuộc vào nguyên vật liệu, quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng. Hiện trạng nhà xưởng, thiết bị máy móc, nhân sự có liên quan cũng quyết định chất lượng sản phẩm. Các nhà máy gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP phải tuân thủ nghiêm túc các tiêu chí hướng dẫn sau:
1. Tiêu chuẩn về nhân sự
Cơ cấu tổ chức nhân sự
Cơ cấu tổ chức nhân sự cần được xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp quản lý. Nó được chia thành hai lĩnh vực chính là sản xuất và kiểm soát chất lượng. Tại các nhà máy gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP, các cấp quản lí phải có trình độ chuyên môn cao. Là người có kinh nghiệm sản xuất mỹ phẩm thực tế đạt yêu cầu theo quy định của quốc gia. Họ sẽ có thẩm quyền ở các lĩnh vực. Cụ thể :
- Trưởng phòng sản xuất có thẩm quyền về lập kế hoạch sản xuất, quản lý thiết bị máy móc. Họ có trách nhiệm mô tả, phân công công việc cụ thể cho nhân viên sản xuất. Quản lý các vấn đề phát sinh trong khu vực sản xuất.
- Trưởng phòng giám định chất lượng có nhiệm vụ liên quan đến kiểm soát chất lượng toàn bộ quy trình sản xuất như: Thiết lập, giám sát các quy trình đảm bảo theo đúng mục tiêu chất lượng đã đề ra. Họ có thẩm quyền bố trí, phân công nhân sự xử lí các tác vụ về chất lượng. Phê duyệt, kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, thành phẩm đầu ra theo chuẩn GMP
Công tác đào tạo
Công tác đào tạo sẽ được thực hiện thường xuyên và định kỳ đối với tất cả nhân viên liên quan đến hoạt động sản xuất trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì hoạt động của họ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Công tác đào tạo luôn được chú trọng để đảm bảo hoạt động sản xuất theo tiêu chuẩn GMP đã đề ra.
Đặc biệt đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên có tính chất công việc nguy hiểm luôn được đề cao. Hồ sơ đào tạo sẽ được đánh giá định kỳ theo từng quý và thay đổi để phù hợp hơn với sự thay đổi bố trí của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: 5 ĐIỀU CẦN XEM XÉT KHI CHỌN MỘT NHÀ SẢN XUẤT MỸ PHẨM ĐỘC QUYỀN
2. Tiêu chuẩn về nhà xưởng
Nhà máy gia công mỹ phẩm chuẩn GMP tại khu vực sản xuất cần có những quy định về: Bố trí, thiết kế, xây dựng và bảo trì từng khu vực bên trong. Để giảm thiểu nguy cơ sai sót trong quá trình sản xuất. Áp dụng các biện pháp ngăn cách với mục tiêu ngăn ngừa ô nhiễm và sâu bệnh từ bên ngoài.
- Lắp đặt giải phân cách, rèm nhựa… tại khu vực kho nguyên liệu, sản xuất, giúp giảm nguy cơ nhiễm chéo giữa nguyên liệu, thành phẩm với các sản phẩm gia dụng khác như thuốc diệt côn trùng, thuốc tẩy rửa.
- Vị trí của toilet được yêu cầu phải tách biệt với khu vực sản xuất.
- Các khu vực chức năng nhất định được phân chia khoa học phù hợp với quy trình sản xuất. Từ khu tiếp nhận kiểm định, lưu trữ nguyên liệu đến cân chỉnh, pha chế và gia công mỹ phẩm.
- Bên cạnh đó hệ thống phòng thí nghiệm được đặt cách xa khu vực sản xuất.
- Hệ thống chiếu sáng, ống nước, thông khí được bố trí thuận lợi cho việc vệ sinh, bảo trì.
3. Tiêu chuẩn về trang thiết bị sản xuất gia công mỹ phẩm
Các trang thiết bị được thiết kế phù hợp với từng công đoạn gia công các loại mỹ phẩm. Đặt biệt bề mặt các loại thiết bị này phải được làm bằng các vật liệu chống cháy. Để đảm bảo an toàn ngăn ngừa cháy nổ khi tiếp xúc với các vật liệu dễ cháy. Thiết kế máy không ảnh hưởng đến mỹ phẩm khi xảy ra rò rỉ ở bất kì bộ phận nào.
Ngoài ra các thiết bị, máy móc tại nhà máy gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP phải được: Nhận dạng, lập hồ sơ theo dõi, hiệu chỉnh, bảo trì ,vệ sinh định kỳ và theo một quy trình chuẩn. Để các thiết bị máy móc hoạt động một cách hiệu quả và an toàn. Hỗ trợ phục vụ cho công tác kiểm định chất lượng.
4. Quy định về vệ sinh khử trùng
Khi gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP, nhân viên được cấp đồ bảo hộ phù hợp với từng nhiệm vụ. Họ phải có tình trạng sức khoẻ tốt để đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ sẽ được tiến hành cho các nhân viên liên quan trực tiếp đến các quy trình sản xuất. Từ nhân viên tại khâu xử lý nguyên liệu, pha chế, gia công, đóng gói đến nhân viên phụ trách kho.
Các điểm xử lý chất thải được đặt ở ngoài khu vực sản xuất. Công tác này được thực hiện theo một quy trình xử lý thích hợp cho từng loại chất thải. Theo một tiêu chuẩn được quy định bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường
5. Quy trình sản xuất gia công mỹ phẩm chuẩn GMP
Chất lượng hóa học, vi sinh của nước trong gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP được theo dõi thường xuyên. Theo các thủ tục bằng văn bản và bất kỳ sự bất thường sẽ được khắc phục kịp thời.
- Các mẫu nguyên liệu được kiểm tra cho phù hợp với thông số kỹ thuật trước khi đem gia công.
- Nguyên liệu sẽ bị loại bỏ nếu không đạt chuẩn.
- Các nguyên liệu phải dán nhãn rõ ràng.
- Tất cả hàng hóa được làm sạch, kiểm tra bao bì để đảm bảo không rò rỉ, nhiễm bẩn.
Với hệ thống đánh số hàng loạt mỗi thành phẩm sẽ được nhận dạng tránh nhầm lẫn. Số lô sẽ được in trên bao bì của mỗi sản phẩm để dễ dàng truy vấn. Mọi hoạt động trong quy trình gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP được ghi chép, lưu trữ dưới dạng văn bản.
Việc xử lý các vật liệu và sản phẩm khô sẽ được sử dụng hệ thống sản xuất tiên tiến. Như hệ thống chứa bụi, hệ thống chân không trung tâm đảm bảo tránh nhiễm bẩn. Sản phẩm ướt như kem và nước thơm được sản xuất trong một môi trường khép kín. Để bảo vệ sản phẩm khỏi vi khuẩn và ô nhiễm khác. Các đường ống sử dụng phân phối lượng lớn các thành phần hoặc sản phẩm được làm sạch dễ dàng.
>>> Xem thêm: KHỞI NGHIỆP CÙNG VỚI LABCOS
6. Kiểm soát chất lượng gia công mỹ phẩm theo tiêu chí GMP
Kiểm soát chất lượng là một phần thiết yếu của tiêu chuẩn chất lượng GMP. Tổ kiểm định chất lượng được thành lập với nhiệm vụ:
- Kiểm tra độ chính xác về chất lượng số lượng chi tiết trong từng sản phẩm.
- Đánh giá điều kiện và quy trình vận hành gia công mỹ phẩm GMP theo những quy định chuẩn.
- Thực hiện công tác lấy mẫu kiểm tra, nghiên cứu độ ổn định.
- Ngoài ra tổ kiểm định sẽ theo dõi, duy trì thông số kỹ thuật chính xác của vật liệu và sản phẩm gia công
Các sản phẩm không tuân thủ đặc điểm kỹ thuật ban đầu sẽ bị từ chối. Các sản phẩm bị loại bỏ được xử lý theo các thủ tục phù hợp. Việc thanh tra nội bộ sẽ được thực hiện định kỳ. Bao gồm kiểm tra và đánh giá tất cả hoặc một phần của hệ thống chất lượng.
Với mục đích cụ thể là cải thiện quy trình. Công tác này được thực hiện bởi các chuyên gia độc lập hoặc bên ngoài hoặc nhóm được chỉ định. Thanh tra nội bộ có thể được mở rộng cho các nhà cung cấp và nhà thầu, nếu cần thiết. Các báo cáo sẽ được thực hiện khi hoàn thành mỗi cuộc thanh tra nội bộ.
7. Quản lý kho khi gia công mỹ phẩm theo chuẩn GMP
Khu lưu trữ nơi gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP đảm bảo sức chứa cho các sản phẩm khác nhau. Như nguyên liệu và đóng gói, bán thành phẩm và thành phẩm với số lượng lớn đã được kiểm định. Các thành phẩm bị lỗi cần thu hồi lại. Khu vực này được thiết kế hoặc điều chỉnh để đảm bảo điều kiện bảo quản tốt, có trật tự. Các sản phẩm gia công và được bảo quản trong môi trường sạch sẽ, khô và bảo trì tốt.
Trong trường hợp cần có các điều kiện bảo quản đặc biệt (nhiệt độ và độ ẩm). Nhà máy gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP sẽ cung cấp, kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt. Việc lưu trữ các sản phẩm đã qua kiểm định sẽ được phân định rõ ràng. Vật liệu nguy hiểm sẽ được lưu trữ một cách an toàn và bảo mật. Sau mỗi lần giao nhận hàng đến, bộ phận kiểm kê sẽ đối chiếu với các tài liệu liên quan.
Các sản phẩm sẽ được xác minh thực tế bằng mô tả nhãn, loại và số lượng theo quy tắc vào trước ra trước (first in first out)
Đơn vị gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP sẽ cung cấp các hợp đồng. Nội dung quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến chất lượng mỹ phẩm. Dựa trên các thông số kỹ thuật và quy trình kiểm định sản phẩm. Đơn vị gia công sẽ có một bộ phận xử lý khiếu nại theo một quy trình được chuẩn hoá.
Để tìm ra nguyên nhân các biện pháp khắc phục hiệu quả. Quy cách bao bì được số hoá giúp truy vấn lịch sử mỗi sản phẩm dễ dàng. Để giải quyết nhanh chóng khi có vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm
Địa chỉ uy tín, tin cậy để gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP?
Yêu cầu về chất lượng mỹ phẩm ngày càng nghiêm ngặt. Do đó sở hữu các dòng mỹ phẩm chất lượng chuẩn GMP là một trong những yếu tố quan trọng. Điều này quyết định đến uy tín của thương hiệu. Do đó việc lựa chọn đơn vị gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP là tiền đề góp phần cho sự thành công của thương hiệu.
Thấu hiểu được mong muốn của khách hàng và xu hướng của thị trường, Labcos là đơn vị gia công mỹ phẩm theo chuẩn GMP đáng tin cậy với giá cả cạnh tranh. Chất lượng mỹ phẩm được kiểm soát chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm. Labcos là đối tác chiến lược của các công ty mỹ phẩm hàng đầu Việt Nam. Với phương châm “Làm đúng ngay từ đầu” trong mục tiêu chất lượng. Labcos sẽ đồng hành cùng khách hàng phát triển các dòng mỹ phẩm với chất lượng đạt chuẩn GMP.
Liên hệ với Labcos qua hotline (+84) 902 666 746 để được tư vấn, nhận báo giá và đặt hàng. Hoặc truy cập website labcos.com.vn để tham khảo thêm những thông tin chi tiết.
LABCOS – OEM & ODM Cosmetics Solutions