Khi đã có vốn và muốn kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm, bạn cần xác định được là mình sẽ kinh doanh theo đam mê, sở thích hay muốn tìm một mô hình có thể kiếm tiền một cách nhanh nhất. Nhượng quyền kinh doanh mỹ phẩm là một lựa chọn tốt cho những người muốn khởi sự kinh doanh mỹ phẩm mà không có nhiều trải nghiệm trong ngành, muốn kinh doanh được ngay mà không cần xây dựng thương hiệu ngay từ đầu.
Tại cuộc thảo luận trực tuyến gần đây, với chuyên gia về nhượng quyền Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia về chủ đề Tăng trưởng thông qua nhượng quyền và cấp phép nhận định, trong vòng 3 năm tới Việt Nam sẽ là thị trường được nhiều sự quan tâm nhiều thương hiệu nước ngoài theo hình thức nhượng quyền thương mại.
Viện nghiên cứu Yano của Nhật Bản đã tổng kết vào năm 2018, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đạt giá trị 2,35 tỷ USD.Tốc độ tăng trưởng của thị trường mỹ phẩm dự kiến trong 10 năm tới sẽ vào khoảng 15-20%/năm.
>>> Xem thêm: Chiết xuất là gì? Giới thiệu các sản phẩm nguyên liệu chiết xuất của Labcos
Vậy nhượng quyền trong kinh doanh mỹ phẩm là gì? Lợi ích của việc nhượng quyền trong kinh doanh mỹ phẩm và những điều cần biết về nhượng quyền kinh doanh mỹ phẩm khi mới bắt đầu ? Để nắm bắt được cơ hội tham gia vào thị trường đầy tiềm năng phát triển này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Nhượng quyền kinh doanh mỹ phẩm là gì?
Nhượng quyền có thể hiểu đơn giản là cho phép một cá nhân, tổ chức nào đó kinh doanh một sản phẩm theo một mô hình, một hệ thống đã được xây dựng bài bản dựa trên một thương hiệu đã có tên tuổi trên thị trường từ trước.
Trong giao dịch này, bên nhượng quyền đưa ra các chính sách, tiêu chuẩn về sản phẩm, công thức, mô hình, cách thức kinh doanh cho bên mua nhượng quyền. Đổi lại, bên mua nhượng quyền cần thanh toán một số tiền gọi là phí nhượng quyền hoặc một phần trăm doanh thu nào đó từ việc kinh doanh sản phẩm. Tùy vào từng trường hợp, thương hiệu và hoàn cảnh, các điều kiện trao đổi này sẽ thỏa thuận của hai trong hợp đồng.
>>> Xem thêm: Phụ nữ và công nghệ làm đẹp có vai trò như thế nào?
Lợi ích nhượng quyền kinh doanh mỹ phẩm
Nhượng quyền là một hình thức hợp tác đôi bên cùng có lợi
Là một trong những chi nhánh của thương hiệu, bên mua nhượng quyền sẽ được đảm bảo về độ nhận diện thương hiệu cao và tính ổn định cao hơn so với việc phải bỏ thời gian đi xây dựng thương hiệu. Do đó mang lại cảm giác an toàn cho người lựa chọn hình thức kinh doanh này.
Họ cũng được hưởng lợi từ sự nổi tiếng của thương hiệu và các hoạt động quảng bá, kinh doanh hiện tại mà thương hiệu đó đang thực hiện. Ngoài ra, bên mua nhượng quyền sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức cho những thứ như thiết kế logo, thiết kế nhãn hiệu, bản quyền, bằng sáng chế, tài liệu tiếp thị và quảng cáo nếu như họ phải thực hiện một thương hiệu mỹ phẩm riêng.
Bên nhượng quyền ngoài những lợi ích tài chính thu được từ hoạt động buôn bán chuyển nhượng, mà thương hiệu của họ càng được nhiều người biết đến.
>>> Xem thêm: Khởi nghiệp cùng thương hiệu Labcos – Đơn vị gia công mỹ phẩm chất lượng
Bên mua nhượng quyền kinh doanh mỹ phẩm luôn được hỗ trợ liên tục từ đơn vị nhượng quyền.
Hỗ trợ từ bên nhượng quyền có thể có nhiều hình thức, theo hợp đồng đã thoả thuận, bao gồm hỗ trợ trước khi khai trương như tư vấn về lựa chọn địa điểm, tài chính và đào tạo nhân sự cùng với hỗ trợ liên tục trong việc quảng bá thương hiệu hoặc cửa hàng trong thời gian đầu. Quá trình này sẽ được thực hiện một cách liên tục, định kỳ khi bên nhượng quyền có những cải tiến mới. Tạo nên sự đồng bộ trong chuỗi hệ thống của thương hiệu
Cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm đồng bộ
Bên mua nhượng quyền được yêu cầu duy trì tính đồng bộ trong mô hình kinh doanh theo yêu cầu của bên nhượng quyền bao gồm những thứ như: trang trí, phạm vi sản phẩm quảng cáo để trải nghiệm của khách hàng nhất quán trên tất cả các địa điểm trong chuỗi hệ thống của thương hiệu
Chi phí mua nhượng quyền kinh doanh mỹ phẩm
Tuỳ vào mức độ phức tạp của quá trình nhượng quyền hay độ nổi tiếng của thương hiệu. Chi phí mua nhượng quyền sẽ khác nhau phụ thuộc vào đơn vị nhượng quyền. Người mua nhượng quyền có thể trả từ hàng chục hoặc thậm chí, trong một vài trường hợp, hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng để có thể kinh doanh dưới tên một thương hiệu họ muốn hợp tác .
Xu hướng mua thương hiệu nhượng quyền của các doanh nghiệp trong khu vực sẽ tăng cao chủ yếu từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Tuy nhiên đối với các thương hiệu quốc tế lớn có tuổi đời hàng trăm năm thì đòi hỏi doanh nghiệp mua lại phải có khả năng tài chính cũng như nguồn lực rất lớn.
Những thương hiệu đã tạo dựng được tên tuổi trong ngành và khả năng nhận diện thương hiệu cao sẽ là mục tiêu hợp tác của nhiều đơn vị mua nhượng quyền nhắm tới, nhằm tìm cách giảm thiểu rủi ro và đảm bảo cơ hội thành công.
Người mua nhượng quyền được yêu cầu thực hiện theo các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Nếu vi phạm các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền, bên nhượng quyền có thể chấm dứt thỏa thuận hoặc có những biện pháp gây ảnh hưởng đến hoạt động của bên mua nhượng quyền. Tương tự nếu một trong hai bên gây ra những vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu thì điều tất cả đều sẽ phải chịu những thiệt hại.
>>> Xem thêm: Sản xuất mỹ phẩm theo yêu cầu – Gia công mỹ phẩm Labcos
Các hình thức nhượng quyền kinh doanh mỹ phẩm
Nhượng quyền kinh doanh mỹ phẩm toàn diện
Đây là loại hình có mức độ liên kết tương đối cao giữa người bán và người mua nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh mỹ phẩm theo hình thức này thường có thời hạn tương đối dài, có thể đến 20-30 năm và nhượng quyền với ít nhất 4 loại “tài sản” quan trọng của một thương hiệu:
- Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn lyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo)
- Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh
- Hệ thống thương hiệu
- Sản phẩm/dịch vụ.
Người mua nhượng quyền sẽ phải trả một khoản chi phí lớn ngay khi kí kết đó là phí nhượng quyền ban đầu (upfront fee). Bên cạnh đó, trong quá trình kinh doanh bên nhượng quyền sẽ thu thêm phí hoa hồng định kì dựa trên số phần trăm nhất định trong doanh thu đó là phí hoạt động (royalty fee).
Song song với việc thanh toán các khoản phí trên, người mua nhượng quyền sẽ phải gánh các chi phí về thiết kế, vận hành, mua thiết bị và nguyên liệu được cung cấp bởi bên nhượng quyền.
Nhượng quyền kinh doanh mỹ phẩm không toàn diện
Về cơ bản, hình thức hợp tác này bên nhượng quyền sẽ không có sự quản lý chặt chẽ hoặc chỉ quản lý một số khía cạnh được nêu trong hợp đồng chuyển nhượng. Do vậy việc kiểm soát sẽ không được thực hiện tối đa vì chỉ một trong số các thành phần sau của thượng hiệu được chuyển nhượng cho bên mua nhượng quyền
- Nhượng quyền làm nhà phân phối sản phẩm: bên nhận nhượng quyền chỉ tập trung vào việc đưa sản ra thị trường qua việc xây dựng các kênh bán hàng. Đơn vị nhượng quyền sẽ sản xuất và cung cấp các sản phẩm cho bên mua nhượng quyền kinh doanh
- Nhượng quyền kinh doanh công thức, sản xuất và tiếp thị: Bên nhượng quyền sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ tất cả các hoạt động liên quan đến việc vận hành, quảng bá, tổ chức cho bên mua nhượng quyền
- Nhượng quyền sử dụng thương hiệu: Hình thức này cho phép bên mua sử dụng tên thương hiệu trên các mặt hàng không cùng một thị trường ví dụ thương hiệu đồ thời trang nhượng quyền với hãng mỹ phẩm.
Nhượng quyền kinh doanh mỹ phẩm có tham gia quản lý của bên nhượng quyền
Hình thức này đặc biệt phù hợp với các thương hiệu dịch vụ làm đẹp, yêu cầu cao về chất lượng liên quan đến nguồn nhân lực như sản xuất phân phối mỹ phẩm. Trong hình thức này, bên nhượng quyền sẽ xây dựng đội ngũ quản lý và thiết lập các bộ phận vận hành doanh nghiệp cho bên mua nhượng quyền.
Điều này vừa giúp thương hiệu quản lý được chất lượng chuỗi, vừa hỗ trợ tốt nhất cho việc chuyển giao công thức, mô hình kinh doanh.
Nhượng quyền kinh doanh mỹ phẩm có tham gia đầu tư vốn
Với hình thức này bên nhượng quyền sẽ góp một phần vốn dưới dạng liên doanh trong tổng số vốn đầu tư của bên mua nhượng quyền bằng nhiều hình thức khác nhau. Đây là một cách để bên nhượng quyền trở thành một thành viên và có tiếng nói trong việc đưa ra quyết định của bên mua nhượng quyền .
Những điều cần lưu ý về nhượng quyền kinh doanh mỹ phẩm khi mới bắt đầu?
Nghiên cứu thị trường các vấn đề xoay quanh đến thương hiệu mục tiêu
Dù là người mới tham gia hay đã có kinh nghiệm, thì việc nghiên cứu thị trường là không bao giờ dư thừa. Bạn cần xác định mật độ phủ sóng của hãng mỹ phẩm đó trên thị trường. Phong cách thiết kế, địa điểm của các chi nhánh trong chuỗi. Các ưu khuyết điểm của hãng mỹ phẩm đó. Đối tượng khách hàng của hãng mỹ phẩm đó là ai? Chi phí bạn phải bỏ ra ban đầu? Chính sách nhượng quyền của hãng mỹ phẩm đó. Đặc biệt đầu tư trong bao lâu thì bạn sẽ thu hồi được vốn?
Chưa kể là, với một số thương hiệu nhất định, quy định về mặt bằng, khoảng cách địa lý giữa các cửa hàng… còn là một điều khoản bắt buộc của nhượng quyền. Hãy nghiên cứu thật kỹ càng trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào.
>>> Xem thêm: Gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP tại LABCOS với những tiêu chí gì?
Tính pháp lý của hợp đồng, thương hiệu nhượng quyền
Việc sao chép trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi vì vậy bạn nên đảm bảo rằng thương hiệu mình muốn hợp tác phải có sỡ hữu trí tuệ được đăng kí bản quyền và được pháp luật bảo hộ.
Các điều khoản về quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng cần được minh bạch và giải thích rõ ràng. Điều này sẽ hỗ trợ trong việc triển khai các kế hoạch theo đúng tiến độ và không xảy ra các tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên.
Chi phí phát sinh
Ngoài chi phí nhượng quyền và duy trì hoạt động, bạn phải trả cho bên nhượng quyền thì các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh bao gồm tiền mặt bằng, nhân viên, thiết bị chính hãng… để đảm bảo tính đồng bộ và chất lượng phục vụ của các đơn vị nhượng quyền kinh doanh mỹ phẩm trong chuỗi.
Tính nhất quán và không tự do sáng tạo
Việc tuân thủ gắt gao các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền sẽ không tạo thuận lợi cho việc sáng tạo trong kinh doanh nhượng quyền. Vì việc sáng tạo này vô tình sẽ làm người mua nhượng quyền có nguy cơ bị mất đi quyền kinh doanh dưới tên thương hiệu
Rủi ro và cạnh tranh đến từ các cửa hàng cùng chuỗi
Do là hình thức kinh doanh theo chuỗi nên ai có điều kiện về tài chính cũng có thể tham gia. Kinh doanh cùng các loại sản phẩm, cùng cách tổ chức và cách tiếp thị các chủ đầu tư trong một chuỗi nhượng quyền có thề gặp rủi ro cạnh tranh cao hơn so với kinh doanh mỹ phẩm với thương hiệu riêng
Với các hãng mỹ phẩm, thương hiệu là một món hàng họ có thể bán được cho nhiều người. Sự cạnh tranh giữa các cửa hàng trong chuỗi nhượng quyền có thể là một bài toán đau đầu cho chủ đầu tư.
Song song với việc cạnh tranh, danh tiếng thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng nếu như chất lượng của một trong các chuỗi không được đảm bảo gây bất lợi cho nhà đầu tư
Nhượng quyền kinh doanh mỹ phẩm nên hay không?
Mua nhượng quyền kinh doanh mỹ phẩm là một xu hướng, một cơ hội kinh doanh tốt nhưng cũng là một thách thức không hề nhỏ với bất cứ ai, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ. Một điều bạn cần làm là tìm hiểu thật kỹ, hiểu rõ cách vận hành của nhượng quyền, những giá trị mình đang sở hữu cũng như hướng đến để tính toán và tìm ra lựa chọn phù hợp nhất cho cơ sở kinh doanh của mình.
Liên hệ với Labcos qua hotline (+84) 902 666 746 để được tư vấn, nhận báo giá và đặt hàng. Hoặc truy cập website labcos.com.vn để tham khảo thêm những thông tin chi tiết.
LABCOS – OEM & ODM Cosmetics Solutions