Chắc hẳn bạn đã từng nghe về các sản phẩm kem chống nắng có khả năng chống tia UVA, UVB, tia cực tím rồi phải không? Vậy, bạn có bao giờ đặt câu hỏi tia UV, UVA, UVB, UVC là gì chưa, chúng là gì mà chúng ta cần phải chống lại; hay tại sao kem chống nắng lại có khả năng chống lại các tia này…
Nếu bạn là người có sử dụng kem chống nắng trong quá trình chăm sóc da của mình thì bài viết này sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về cách chúng hoạt động trên da như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau xem xét sự khác biệt chính giữa tia UVA và UVB, cách chúng ảnh hưởng đến làn da và những gì chúng ta có thể làm để hạn chế tác hại của ánh nắng mặt trời. Nào bắt đầu nhé!
Bức xạ UV là gì?
Bức xạ UV là một dạng năng lượng điện từ. Nó có thể đến từ các nguồn tự nhiên như ánh sáng mặt trời, cũng như các nguồn nhân tạo như tia laser, đèn đen (đèn phát ra ánh sáng tia cực tím).
Các tia UV được phân loại theo độ dài bước sóng: UVA (có bước sóng dài nhất), UVB (có bước sóng trung bình) & UVC (bước sóng ngắn nhất).
Những điều bạn cần biết về tia UVA
Dưới đây là một số thông tin quan trọng về tia cực tím A (UVA) và cách chúng ảnh hưởng đến làn da của bạn:
- Tia UVA tuy có bước sóng cao hơn nhưng mức năng lượng lại thấp hơn các tia UV khác. Tia UVA có khả năng xuyên thấu nhiều hơn tia UVB, nghĩa là chúng ảnh hưởng tới các tế bào nằm sâu hơn trong da, chúng gây ra tổn thương gián tiếp cho DNA, khiến da lão hóa sớm, gây ra nếp nhăn; và đều là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư da.
- Không giống như tia UVB và UVC tia UVA không bị tầng ozon hấp thụ. Có khoảng 95% tia UV xuyên qua tầng ozon chiếu xuống mặt đất là UVA.
- Tia UVA gây rám nắng ngay lập tức và đôi khi là cháy nắng, vì vậy nên có thể nói tác động của tia UVA có xu hướng xuất hiện các vấn đề trên da cực kì nhanh.
Những điều bạn nên biết về tia UVB
Bên dưới đây là một số thông tin quan trọng về tia cực tím B (UVB) và cách chúng ảnh hưởng đến làn da của bạn:
- Tia UVB có bước sóng ngắn hơn và mức năng lượng cao hơn tia UVA.
- Tia UVB tác động lên các lớp ngoài cùng của da. Chúng trực tiếp làm hỏng DNA.
- Tia UVB gây ra hầu hết các bệnh ung thư da, chúng cũng góp phần làm cho da bị lão hóa sớm.
- Tia UVB bị tầng ozon hấp thụ một phần nhưng một số tia vẫn xuyên qua được. Khoảng 5% tia UV chiếu tới mặt đất là tia UVB.
- Tiếp xúc quá nhiều với tia UVB dẫn đến cháy nắng. Thông thường, tác động của tia UVB chậm hoặc xuất hiện vài giờ sau khi ra nắng.
Tia UVC là gì?
Tia tử ngoại C (UVC) có bước sóng ngắn nhất và mức năng lượng cao nhất trong ba loại tia UV. Nên chúng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho tất cả mọi thứ.
May mắn thay, bức xạ UVC được lọc hoàn toàn bởi tầng ozon. Kết quả là những tia sáng từ mặt trời không bao giờ chạm tới mặt đất. Các nguồn UVC do con người tạo ra bao gồm mỏ hàn, bóng đèn diệt khuẩn và đèn thủy ngân.
Mặc dù không được coi là nguy cơ gây ung thư da, nhưng tia UVC có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt và da của con người, bao gồm bỏng, tổn thương và loét trên da.
Khi nào tia UV mạnh nhất?
Một số yếu tố môi trường có thể cho bạn biết mức độ hoạt động của tia UV:
Độ mạnh tia UV phụ thuộc vào thời gian trong ngày
Tia cực tím hoạt động mạnh nhất trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Vì vậy bạn hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc ánh nắng trong khoảng thời gian này nhé!
Mùa
Tia cực tím hoạt động mạnh mẽ nhất vào mùa xuân và mùa hè. Trong những mùa này, mặt trời ở góc cao hơn, làm tăng cường độ tia UV. Tuy nhiên, ánh nắng mặt trời vẫn có thể ảnh hưởng đến bạn trong mùa thu và mùa đông.
Mây
Mây lọc bớt tia UV chiếu xuống mặt đất. Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào loại đám mây. Những đám mây đen, dày có thể chặn nhiều tia UV hơn những đám mây cao và mỏng.
Sự phản xạ của tia UV
Tia UV phản xạ khỏi các bề mặt như tuyết, nước, cát và mặt đường. Điều này có thể làm tăng khả năng tiếp xúc với tia cực tím.
Làm gì để bảo vệ da khỏi tia cực tím?
Các tia UV hoạt động vô cùng mạnh mẽ nhưng vẫn có một vài cách để chúng ta hạn chế tác hại của chúng lên da, cùng điểm qua một vài cách:
Hạn chế tiếp xúc ánh nắng
Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp bằng cách ở trong bóng râm. Điều này cực kỳ quan trọng trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, khi các tia UV hoạt động mạnh hơn.
Che đậy kỹ càng
Quần áo cũng có thể bảo vệ bạn khỏi tiếp xúc với tia cực tím. Tốt nhất là quần áo làm từ các loại vải thô được dệt dày. Ngày nay nhiều công ty đã sản xuất quần áo ngoài trời giúp tăng khả năng bảo vệ khỏi tia UV. Một chiếc mũ rộng vành có thể bảo vệ thêm cho tai và cổ của bạn. Mang kính râm có khả năng chống tia cực tím để tránh nguy cơ gây hại cho mắt và vùng da xung quanh mắt.
Bôi kem chống nắng
Nghe qua tên thôi chắc hẳn bạn cũng đoán ra được tác dụng của loại kem này rồi. Ngày nay hầu như mọi người đều sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da của mình và hiệu quả của nó đã được công nhận từ rất lâu, phụ nữ hiện đại ngày nay luôn quan trọng việc che chắn khi ra ngoài.
Kem chống nắng bảo vệ da khỏi tia UV như thế nào?
Kem chống nắng ngày nay đã trở thành vật bất ly thân của nhiều người, nhưng bạn đã bao giờ tìm hiểu về cách thức hoạt động của nó chưa? Nếu chưa thì hãy cùng tìm hiểu ngay nhé:
SPF trong kem chống nắng là gì?
SPF hay hệ số bảo vệ chống nắng dùng để đo lượng năng lượng mặt trời cần thiết để gây cháy nắng khi da được thoa kem chống nắng so với da không được bảo vệ. Kem chống nắng có chỉ số SPF 30 có khả năng ngăn chặn 97% tia UVB xâm nhập vào da của bạn, trong khi SPF 50 có thể chặn 98%. Điều quan trọng cần nhớ là mặc dù SPF cao hơn giúp bảo vệ nhiều hơn, nhưng chúng không tồn tại lâu hơn so với các chỉ số thấp hơn, vì vậy bạn cần phải thoa kem chống nắng lại thường xuyên.
Kem chống nắng bảo vệ khỏi tia UV, UVA và UVB như thế nào?
Bạn nên chọn kem chống nắng có khả năng bảo vệ phổ rộng, nghĩa là nó có khả năng ngăn chặn cả tia UVA và UVB.
Chỉ số chống nắng cao hơn (SPF) sẽ bảo vệ nhiều hơn, nhưng hãy nhớ rằng không có kem chống nắng nào có hiệu quả 100% trong việc ngăn chặn tia UV cả. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên sử dụng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên.
Bạn thường nghe thấy thuật ngữ kem chống nắng vật lý và hóa học, các thuật ngữ này đề cập đến các thành phần hoạt tính được sử dụng trong kem chống nắng. Hai loại này sẽ có cách thức bảo vệ làn da khỏi tia UVA và UVB khác nhau:
Kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng vật lý có hai thành phần chống nắng vô cơ được FDA chứng thực là Oxit Kẽm và Titanium Dioxide. Người ta cho rằng kem chống nắng vô cơ tạo ra một hàng rào bảo vệ trên bề mặt da của bạn để phản xạ và phân tán tia UV ra khỏi cơ thể bạn.
Kem chống nắng vật lý thường để lại một lớp kem trắng trên da của bạn. Ngoài ra, mặc dù kem chống nắng vật lý được gắn mác là “tự nhiên”, nhưng hầu hết chúng cần được xử lý bằng hóa chất tổng hợp để kem chống nắng có thể lướt nhẹ nhàng trên da của bạn.
Kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hoá học thuộc loại kem chống nắng hữu cơ với các thành phần chính như: sulisobenzone, oxybenzone, avobenzone,… Kem chống nắng hóa học hấp thụ vào da của bạn như kem dưỡng da thay vì tạo thành một lớp bảo vệ trên da như kem chống nắng vật lý. Các thành phần hoạt tính này gây ra một phản ứng hóa học chuyển đổi tia UV thành nhiệt để nó không thể gây hại cho da.
Có thực sự cần phải thoa kem chống nắng khi ở trong nhà không?
Ngay cả khi bạn không ra khỏi nhà, bạn vẫn đang tiếp xúc với tia UV vì ánh nắng có thể xuyên qua rèm cửa và cửa sổ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư da và lão hóa da.
Bạn hãy nhớ luôn thoa lại kem chống nắng mỗi hai giờ một lần khi bạn đang ở bên ngoài. Lớp kem bạn thoa ban đầu có thể đang dần mất tác dụng. Và cần khoảng 20 phút để kem chống nắng phát huy tác dụng, nên hãy thoa kem trước khi ra ngoài khoảng 20 phút nhé.
Kem chống nắng cho trẻ em
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, cũng như những người có làn da nhạy cảm, các bác sĩ da liễu khuyên dùng kem chống nắng vật lý vì chúng ít có khả năng gây kích ứng. Mặt khác, những đứa trẻ lớn hơn một chút thường nghịch phá và khó ngồi yên để thoa kem chống nắng hơn, nên người ta đã sáng tạo ra kem chống nắng dạng xịt để có thể giúp việc này trở nên ít vất vả hơn.
Labcos – Địa chỉ cung ứng nguyên liêu, tư vấn và gia công Dược – Mỹ Phẩm
Hãy theo dõi Labcos thường xuyên để cập nhật những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm sóc sắc đẹp và cơ thể nhé!
Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline (+84) 902 666 746 để được tư vấn và hỗ trợ. Hoặc quý khách có thể truy cập website labcos.com.vn để tham khảo thêm những thông tin về gia công mỹ phẩm của chúng tôi.
LABCOS – OEM & ODM Cosmetics Solutions
Ngoài ra, Labcos còn có thể gia công các dòng sản phẩm sau: