Khi chúng ta tiếp xúc hằng ngày với nhiều loại mỹ phẩm khác nhau, ít nhiều gì chúng ta đã và đang tiếp xúc với các thành phần độc hại cho sức khoẻ. Hầu hết chúng ta thường không để ý đến các thành phần được ghi trên nhãn bao bì mỹ phẩm khi sử dụng. Làm sao để biết rằng sản phẩm mình đang dùng có thành phần độc hại hay không, có là sản phẩm “sạch” đảm bảo an toàn sức khoẻ chưa? Cách nhận biết những thành phần gây hại này như thế nào? Sau đây là chi tiết 13 thành phần độc hại, bị cấm và hạn chế sử dụng trong mỹ phẩm.
Tại sao cần quan tâm vấn đề an toàn trong mỹ phẩm
Việc mua mỹ phẩm rất dễ dàng, có thể đi vào bất kỳ nhà thuốc hoặc cửa hàng mỹ phẩm, siêu thị,… và tìm thấy rất nhiều sản phẩm được đóng gói đẹp mắt với những lời quảng cáo vô cùng thu hút. Thậm chí còn dễ dàng hơn để mua chúng trực tuyến từ các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng hoàn toàn chứa những thành phần an toàn cho da. Một số thành phần gây độc hại được thêm vào với nồng độ cao sẽ gây ảnh hưởng cho da, đặc biệt là với da nhạy cảm.
Để nhận biết, có thể xem vị trí xuất hiện của chúng trong bảng thành phần. Nếu thành phần độc hại nằm ở những vị trí đầu nghĩa là nó có nồng độ rất cao, có thể gây nguy hiểm cho da, càng ở vị trí cuối nồng độ càng nhỏ và an toàn hơn.
>>> Xem thêm: Cung cấp bao bì mỹ phẩm đa dạng, cập nhật theo xu hướng thị trường
Xem thêm dịch vụ gia công của Labcos
gia công son môi
gia công kem body
gia công kem dưỡng da
gia công sữa rửa mặt
gia công xịt khoáng
gia công toner
gia công kem mắt
gia công kem chống nắng
gia công sản phẩm khử mùi
gia công serum
gia công sữa tắm
gia công nước rửa tay
gia công dầu gội đầu
gia công mặt nạ dưỡng da
gia công sản phẩm chăm sóc tóc
gia công mỹ phẩm trị mụn
gia công tẩy trang
13 thành phần độc hại thuộc nhóm cấm sử dụng hoặc có nguy cơ gây tổn hại da và sức khỏe
Dầu khoáng/dầu mỏ
- Dầu khoáng được dùng trong mỹ phẩm thường là loại dầu trong, không mùi, không màu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Tuy nhiên nếu xử lý không kỹ lưỡng vẫn có thể còn chứa Polycyclic Aromatic Hydrocarbons – hợp chất có thể gây ung thư
- Chỉ đóng vai trò là lớp khóa ẩm. Nếu da bạn không đủ ẩm, việc sử dụng sản phẩm có chứa dầu khoáng có thể khiến cho làn da bạn trở nên khô và thiếu dưỡng chất.
Cồn
Hiện nay trên thị trường, cồn sử dụng trong mỹ phẩm có 2 loại: cồn khô và cồn béo.
- Cồn béo: được sử dụng như chất làm mềm, làm đặc, làm dịu và duy trì độ ẩm cho da. Một số loại cồn béo thông dụng được sử dụng trong mỹ phẩm như là: Cetyl Alcohol, Stearyl Alcohol… Các loại cồn béo này nếu sử dụng ở nồng độ thích hợp thì có thể phát huy hết công dụng của sản phẩm. Tuy nhiên khi dùng ở nồng độ cao thì có thể gây ra mụn và bí da.
- Cồn khô: có đặc tính chống khuẩn, khử trùng, sử dụng trong mỹ phẩm giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm do cồn có khả năng thẩm thấu cao gây đông tụ protein làm cho tế bào của vi khuẩn chết đi. Một số loại cồn khô thông dụng thường được sử dụng là: Isopropyl Alcohol, Alcohol Denat… Nếu sử dụng cồn khô ở nồng độ cao với tần suất nhiều mà không kết hợp với các sản phẩm cấp ẩm cho da về lâu dài có thể gây khô da, gây kích ứng, khiến da nhạy cảm, làm tổn thương lớp màng bảo vệ của da.
Silicone trong các sản phẩm dầu gội, dầu xả
- Silicone là một chất có độ nhớt và độ dẻo nhất định, nó có tác dụng giữ ẩm, làm mềm mượt nên thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc tóc.
- Tuy nhiên tóc không có khả năng hấp thụ silicone, dù đã được làm sạch nhưng dư lượng silicone vẫn còn bám trên tóc. Nếu sử dụng trong thời gian dài, thành phần này gây độc hại cho da đầu, tóc sẽ tích lũy silicon trên bề mặt gây bít tắc nang lông và ngăn cản sự hấp thụ của các dưỡng chất khác, làm tóc dễ gãy đồng thời gây nên tình trạng tóc bết dính nhanh dù mới gội đầu cách đó không lâu.
Formaldehyde
- Formaldehyde có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, cơ chế diệt khuẩn. Đây là hóa chất được sử dụng phổ biến nhất với mục đích bảo quản xác chết, ngoài ra còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm (ví dụ dầu gội, kem, sơn móng tay, trang điểm, nước thơm, chất khử mùi…), thuốc bôi và các sản phẩm gia dụng (ví dụ như nước rửa chén).
- Tuy nhiên Formaldehyde được cho là một chất độc có khả năng gây ung thư dù ở nồng độ thấp. Khi xâm nhập vào cơ thể, formaldehyde tác dụng với các enzyme, các men, protein gây đột biến làm thay đổi cấu trúc tế bào, làm gãy gen gây ung thư”.
- Việc tiếp xúc ngắn hạn Formaldehyde có thể gây viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, khó thở, chảy nước mắt và lở mũi khi hít phải. Nồng độ cao Formaldehyde có thể gây kích ứng da và làm nặng thêm cơn hen phế quản.
Hydroquinone
- Hydroquinone là chất có tác dụng làm trắng da. Nó có khả năng ức chế enzyme Tyrosinase – một yếu tố quan trọng trong việc gia tăng sắc tố Melanin trên da.
- Tuy nhiên việc lạm dụng chất làm trắng, sử dụng lâu dài với nồng độ cao có nguy cơ gây ra chứng rối loạn da có tên gọi Ochronosis làm da đổi thành màu xanh đen hoặc khi bạn sử dụng Hydroquinone với bất kỳ sản phẩm nào có chứa Peroxide như Benzoyl Peroxide… da sẽ bị thâm lại như một vết bớt, khiến da nhạy cảm hơn với nắng và có thể gây kích ứng, châm chích với da nhạy cảm.
>>> Xem thêm: Địa chỉ cung cấp chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên an toàn uy tín
Chì
- Chì là một nguyên tố hóa học gây độc tính cho thần kinh và có thể gây nguy hiểm ngay cả khi sử dụng ở liều lượng nhỏ.
- Nếu sử dụng trong mỹ phẩm nó sẽ tích tụ trong cơ thể gây ra ung thư, ảnh hưởng chức năng sinh sản, gây hại cho hệ thần kinh, mất trí nhớ, rối loạn nội tiết tố… Nếu dùng trong son môi sẽ gây thâm môi, xỉn răng, khi vào cơ thể không đào thải ra ngoài, tích tụ lâu ngày gây nhiễm độc chì.
Paraffin
- Paraffin lỏng được sử dụng trong mỹ phẩm tạo ra một lớp lipid mỏng trên bề mặt da tạo cảm giác mềm mại, ngăn ngừa mất nước.
- Nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài thành phần độc hại này có thể hạn chế quá trình da thở, tắc nghẽn lỗ chân lông, thúc đẩy sự phát triển của mụn, làm da khô sần, mất nước, giảm dần lượng Collagen và Elastin của mô liên kết gây ra tình trạng lão hóa từ đó xuất hiện nếp nhăn, nám sạm, da bị mất độ đàn hồi. Khi da tiếp xúc lâu với chất này có thể gây kích ứng da dẫn đến viêm da tiếp xúc, đặc biệt là những người bị rối loạn hoặc bệnh ngoài da.
Benzoyl Peroxide
- Benzoyl Peroxide được sử dụng trong việc điều trị mụn. Benzoyl Peroxide xâm nhập vào lỗ chân lông cung cấp oxy – nơi mà các vi khuẩn gây mụn phát triển mạnh, các vi khuẩn không thể sống được trong môi trường giàu oxy do đó tiêu diệt được vi khuẩn, giúp khô còi và tiêu mụn.
- Khi Benzoyl Peroxide được da hấp thụ trong da sẽ giải phóng các loại oxy gốc tự do hoạt động dẫn đến quá trình oxy hóa protein của vi khuẩn. Điều này vô tình khiến da bị lão hóa và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Cụ thể da sẽ bị kích ứng, khô da dẫn đến bong tróc da, sần sùi, cũng sẽ có hiện tượng da bị tấy đỏ, nóng ran và sưng lên.
- Mặc dù Benzoyl Peroxide không phải là chất gây ung thư, nhưng nó tác dụng tương tự như các chất kích thích khối u, thúc đẩy sự phát triển của tế bào.
Avobenzone, Benzophenone, PABA
Những chất này được tìm thấy trong các sản phẩm chống nắng. Chúng giúp da chống lại các tia cực tím. Chúng được cơ thể hấp thu rất dễ dàng nhưng có thể gây rối loạn nội tiết, gây dị ứng tiếp xúc, làm tổn hại các tế bào và dẫn đến ung thư
Methylisothiazolinone (MIT) và hỗn hợp Methylchlorothiazolinone với Methylisothiazolinone (MCT + MIT)
- Được sử dụng với vai trò là chất bảo quản trong sản phẩm mỹ phẩm rửa trôi (rinse-off products) như dầu gội đầu với nồng độ tối đa là 0,0015% (15 ppm).
- Hàm lượng của MIT của các sản phẩm mỹ phẩm chứa lưu lại trên cơ thể (leave-on products), không vượt quá 0,0015% (15 ppm).
- Nó có thể gây độc tính với phổi, viêm da dị ứng và ảnh hưởng đến thần kinh, do đó nó không còn được phép sử dụng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm
Chất Triclosan
- Triclosan là hoạt chất kháng khuẩn có công thức tương tự với chất độc màu da cam, được xếp vào loại thuốc diệt côn trùng, gây nguy cơ cao đối với sức khỏe con người và môi trường. Hóa chất độc hại này được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc da, lăn khử mùi, sữa rửa mặt, kem đánh răng,…
- Tác hại: Triclosan có thể ngấm qua da và tích tụ trong cơ thể làm rối loạn nội tiết tố, gây hại đến gan, thận, tim, phổi, gây vô sinh, ung thư.
Paraben và các dẫn xuất paraben
- Parabens là chất bảo quản từng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong ngành mỹ phẩm nhưng hiện đã bị cấm ở châu Âu. Có mặt trong rất nhiều sản phẩm dưỡng da, trang điểm, làm sạch, tắm gội, đặc biệt là dầu xả…
- Tác hại: Đây là một thành phần độc hại, rất nguy hiểm vì có tính chất giống như nội tiết tố nữ estrogen, khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ gây ra rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng sức khỏe sinh sản và sự phát triển của thai nhi, ung thư vú, mãn kinh sớm, loãng xương, tăng tốc độ lão hóa da và cơ thể. Chất này gây độc hại cho da và hệ thống miễn dịch
- Ký hiệu trên nhãn thành phần: Các hợp chất có chữ “paraben” trong tên: methylparaben, ethylparaben, butylparaben, isobutylparaben, propylparaben, isopropylparaben, phenylparaben, pentylparaben và benzylparaben.
- Paraben có thể xâm nhập vào da và tồn tại trong mô. Điều đáng lo ngại là Paraben được cho là có khả năng phá vỡ chức năng của hormone bằng cách bắt chước Estrogen. Paraben có thể gây tác dụng lên Estrogen bằng cách ức chế 17β-Hydroxysteroid Dehydrogenases (17β-HSD2). Sự ức chế 17β-HSD2 làm tăng nồng độ estrogen estradiol (E2) (một dạng estrogen được bài tiết nhiều nhất và có tác dụng sinh học mạnh nhất). Quá nhiều Estrogen có thể kích hoạt sự gia tăng sự phân chia tế bào vú và sự phát triển của khối u, do đó sử dụng Paraben có liên quan đến ung thư vú và các vấn đề sinh sản.
Sodium Lauryl Sulfate (SLS) và Sodium Laureth Sulfate (SLES)
- Đây là chất hoạt động bề mặt có khả năng làm sạch vào tạo bọt tốt được tìm thấy trong hơn 90% sản phẩm chăm sóc và vệ sinh cá nhân như dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt… vì giá thành rẻ.
- Tác hại: Chúng gây khô và bào mòn da, mỏng tóc, gây kích ứng với da nhạy cảm. Ngoài ra, thành phần độc hại này có thể gây đục thuỷ tinh thể và các vấn đề khác về mắt. Nó có khả năng tương tác với các hóa chất khác để tạo ra Nitrosamine, một chất gây ung thư và hàng loạt các vấn đề khác như tổn thương thận và đường hô hấp.
Ngoài ra khách hàng có thể tham khảo cập nhật các Phụ lục (Annex) về thành phần các chất sử dụng trong mỹ phẩm trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược (địa chỉ: http://www.dav.gov.vn/Quản lý mỹ phẩm) để rà soát các thành phần công thức trong sản phẩm mỹ phẩm của mình.
>>> Xem thêm: Ưu nhược điểm khi lựa chọn dịch vụ gia công mỹ phẩm trọn gói
Đơn vị cung cấp và gia công mỹ phẩm đảm bảo an toàn sức khoẻ uy tín trọn gói, giá cả cạnh tranh
Là đối tác chiến lược của nhiều hãng mỹ phẩm hàng đầu Việt Nam, Labcos hiểu được chất lượng mỹ phẩm là điều cốt lõi tạo nên uy tín của thương hiệu. Các chuyên gia của Labcos luôn cập nhật và ứng dụng những thành phần được cho phép sử dụng trong mỹ phẩm theo quy định mới nhất của Cục Quản lý Dược- Bộ Y Tế. Đặc biệt, sản phẩm của Labcos hoàn toàn không chứa 13 thành phần độc hại kể trên. Thay vào đó, Labcos chú trọng sử dụng những nguyên liệu an toàn từ thiên nhiên mà vẫn mang công dụng tốt nhất. Thành phần/nguyên liệu được sử dụng trong công thức mỹ phẩm của Labcos luôn được lựa chọn kỹ càng, xuất xứ rõ ràng, lành tính, thân thiện, an toàn cho da.
Với mong muốn đem lại những lợi ích tích cực, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, chúng tôi luôn thường xuyên rà soát, kiểm tra và hoàn thiện các thành phần công thức mỹ phẩm độc quyền của mình phù hợp với tiêu chuẩn của Hiệp hội mỹ phẩm ASEAN. Nhằm cam kết đem lại giá trị tốt nhất với giá cả cạnh tranh cho các khách hàng khi lựa chọn và tin tưởng dịch vụ gia công mỹ phẩm trọn gói tại Labcos.
>>> Xem thêm: Xây dựng phát triển thương hiệu trên nền tảng mỹ phẩm natural
Liên hệ trực tiếp đến hotline (+84) 902 666 746 hoặc truy cập website labcos.com.vn để được tư vấn hỗ trợ.
LABCOS – OEM & ODM Cosmetics Solutions
- Dịch vụ: Cung ứng nguyên liêu, tư vấn và gia công Dược – Mỹ Phẩm. Kinh nghiệm tư vấn hơn 500+ thương hiệu.
- Email: labcosvietnam@gmail.com
- Điện thoại: (+84) 902 666 746
- Website: https://labcos.com.vn
- Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/labcos.giacongmypham/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCv_mrFQ1fk7ZrShegG4GK9A
- Instagram: https://www.instagram.com/labcos_official/
- Địa chỉ Nhà Máy: VFI 10-4, lô B133-B134-B135, đường số 8, KCN Thái Hòa, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
- Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, phường 11, quận Bình Thạnh, TPHCM.