Chất tạo màu chiếm một thành phần rất nhỏ trong các sản phẩm mỹ phẩm. Tuy nhiên có một định nghĩa khác về chất tạo màu. Nó là tổng hợp bất cứ loại thành phần nào được thêm vào với bất kỳ số lượng và tạo ra màu sắc cho sản phẩm. Để hiểu cụ thể và chính xác hơn về định nghĩa này bạn có thể tìm hiểu về chất tạo màu tự nhiên trong bài viết này.
Sự khác biệt giữa chất tạo màu trong mỹ phẩm tự nhiên và hóa học
Rất nhiều nhà sản xuất cố gắng tạo ra các màu sắc phù hợp với tên gọi cũng như màu sắc của sản phẩm bằng việc sử dụng màu hóa học. Chẳng hạn kem dưỡng môi anh đào với màu anh đào nhân tạo. Sự nỗ lực của họ đã tạo ra nhiều sản phẩm với màu sắc mong muốn tuy nhiên lại không nhận được sự ủng hộ đông đảo trước xu thế mỹ phẩm tự nhiên ngày nay.
Bên cạnh các phẩm màu nhân tạo bằng việc kết hợp các hợp chất hóa học; thì tự nhiên cũng mang đến nguồn nguyên liệu phong phú tạo nên nhiều màu sắc đa dạng. Chẳng hạn màu xanh của dầu Bơ, màu cam của dầu Buriti. Không chỉ mang lại màu sắc đa dạng mà nó còn đem đến nhiều giá trị dinh dưỡng cao về mặt sức khỏe và làm đẹp. Bên cạnh đó chất tạo màu tự nhiên còn có tính an toàn cao, không độc hại, hạn chế biến chất và thân thiện môi trường.
>>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa chất chống oxy hóa và chất bảo quản
14 Chất tạo màu tự nhiên phổ biến và an toàn trong mỹ phẩm
Màu sắc tự nhiên của nguyên liệu được duy trì sau quy trình chế biến là minh chứng cho sự tồn tại cũng như ổn định và hiệu quả của chất tạo màu tự nhiên. Để có cái nhìn chân thực và toàn diện hơn chúng tôi sẽ giới thiệu 14 chất tạo màu tự nhiên phổ biến nhất.
Acai Berry
Đây là loại quả nhiệt đới được ưa chuộng và được xem là thần dược. Acai có màu tím đỏ, quả tròn nhỏ, có vị đắng và hơi gắt, bên ngoài nhìn gần giống như quả Việt Quất. Khi được chiết xuất quả cho màu tím sẫm đặc trưng và màu xanh khi lấy dầu. Sắc tố hóa học chính Cyanidin-3-rutinoside và Cyanidin-3-glucoside.
Những loại quả này cũng chứa một số Glycoside Flavone và Flavonoid, dẫn xuất Flavonoid và Acid Phenolic. Chúng chứa chất chống oxy hóa cũng như các vitamin và khoáng chất quan trọng giúp giảm cân, cholesterol, tăng cường sức khỏe tim mạch.
Hoa Nhuộm (Alkanna Tinctoria)
Loài thực vật có hoa họ Mồ Hôi khá phổ biến trong chất tạo màu tự nhiên. Bột rễ cây của nó tạo ra màu đỏ tự nhiên cho sản phẩm. Mặc dù hoa có màu xanh lam nhưng rễ có màu đỏ sẫm hơi đen, bên trong là màu đỏ xanh và lõi trắng.
Gốc ankan của hợp chất có thể hòa tan trong ete, rượu, dầu nhưng không tan trong nước. Đây cũng là sắc tố chính tạo nên màu sắc nổi bật thông dụng và ưa chuộng trong các sản phẩm.
>>> Xem thêm: Vitamin trong nguyên liệu mỹ phẩm có tác dụng gì trong làm đẹp da?
Hạt Điều (Annatto)
Hạt Điều là chất tạo màu tự nhiên được chiết xuất từ hạt Bixa Orellana hay Achiote (điều nhuộm). Sắc tố hóa học chính là chất màu ưa béo Bixin và Norbixin sau khi được xà phòng hóa có thể tan trong nước.
Tính chất tan kép là đặc trưng cho Annatto giúp nó có thể tham gia vào công thức điều chế nhiều sản phẩm. Càng nhiều Norbixin sẽ tạo ra màu vàng và càng nhiều Bixin sẽ tạo ra màu da cam.
Các hoạt chất trong hạt Điều có tính kháng khuẩn đặc biệt là khuẩn gram dương. Bên cạnh đó nó còn chứa chất chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư cải thiện tốt sức khỏe.
Quả Bơ chất tạo màu tự nhiên
Nếu bạn đã từng sử dụng qua dầu Bơ chưa tinh chế trước đây bạn sẽ nhận ra đặc trưng của nó. Một loại dầu đặc biệt có màu vàng xanh đến xanh đậm bắt mắt một cách tự nhiên.
Cả quả Bơ đều có chứa chất Carotenoid và diệp lục như Lutein. Lutein được tổng hợp bởi thực vật được tìm thấy trong dầu Bơ là một trong 600 loại Carotenoid được biết đến.
Nó được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm từ dưỡng tóc đến dưỡng da. Đặc biệt trong dầu Bơ chứa nhiều vitamin E có tác dụng chống lão hóa hiệu quả. Bên cạnh đó nó còn hỗ trợ dưỡng ẩm bảo vệ làn da chắc khỏe.
Củ Cải Đường
Được chiết xuất 100% từ củ Cải Đường sản phẩm là chất tạo màu tự nhiên dạng lỏng nổi tiếng trong mỹ phẩm. Hợp chất hóa học chính của nó là Betanin, sắc tố chính là đỏ hồng.
Lợi dụng màu sắc tự nhiên sẵn có của nó bạn có thể trộn nó cùng với Glycerin sử dụng trong nhũ tương hoặc gel. Với màu sắc khá được ưa chuộng trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm củ Cải Đường là nguyên liệu phổ biến nhất trong làm đẹp.
Tinh dầu Cúc Ngải Xanh (Blue Tansy)
Được biết đến với công dụng kháng viêm hiệu quả, đặc biệt là kích ứng, vẩy nến và tổn thương da. Chính vì thế nó được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm dưỡng da. Đặc biệt được tìm thấy nhiều trong thành phần sản phẩm dành cho da nhờn và da hỗn hợp.
Một loại tinh dầu đặc biệt được tìm thấy sau quá trình chưng cất hơi nước Blue Tansy là Chamazulene. Nếu bạn muốn tạo màu xanh lam cho sản phẩm có thể dùng Blue Tansy.
Buriti chất tạo màu tự nhiên
Buriti là một loại cọ cũng được trồng ở vùng Amazon. Quả hơi giống hạt dẻ có hình bầu dục và ăn được. Thịt quả có màu vàng cam và được sử dụng để làm nước ép cũng như sản xuất dầu. Dầu có thể ăn được và được sử dụng trong thực phẩm.
Dầu Buriti chứa hơn 70% axit Oleic, tương tự như dầu Acai. Thú vị hơn nữa, Buriti rất độc đáo do có hàm lượng beta-carotene cao. Sắc tố chính là màu đỏ cam khá được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi.
>>> Xem thêm: Cơ hội phát triển cho thương hiệu mỹ phẩm tại Việt Nam
Hạt Đậu Biếc
Hoa Đậu Biếc có màu xanh lam bắt mắt và thường được sử dụng làm chất tạo màu tự nhiên trong mỹ phẩm.
Hoa Đậu Biếc chứa Anthocyanins, cũng như Acid p-Coumaric và Acid Ferulic. Các Anthocyanins của cánh hoa có nguồn gốc từ một dạng Anthocyanidin gọi là Delphinidin. Nó cũng chính là nguồn gốc tạo nên sắc tố xanh đặc trưng.
Calendula – Cúc Kim Tiền
Màu sắc cánh hoa đa dạng trong các loại hoa Cúc Kim Tiền khác nhau chủ yếu bắt nguồn từ sự kết hợp của các sắc tố Carotenoid. Carotenoid thường chịu trách nhiệm về màu sắc của cánh hoa từ vàng đến đỏ.
Flavoxanthin đã được xác định là Carotenoid chính của cánh hoa Cúc Kim Tiền. Đây cũng chính là chất nguyên nhân tạo ra màu cam của cánh hoa. Ta có thể tận dụng điều này để tạo ra chất tạo màu tự nhiên cho sản phẩm của mình.
Củ Cà Rốt
Không chỉ được dùng làm chất tạo màu tự nhiên trong thực phẩm, mà củ Cà Rốt còn phổ biến trong thành phần tạo màu cho các mỹ phẩm làm đẹp.
Beta-carotene là sắc tố chính tạo nên màu cam cho củ. Chiết xuất này là một trong những chất tự nhiên dễ tan trong dầu nhất. Cũng chính vì thế được ứng dụng phổ biến và rộng rãi nhất.
Không những thế dầu được chiết xuất còn giàu vitamin đặc biệt là vitamin A, cung cấp dưỡng chất cho da, giúp da sáng hồng và khỏe mạnh.
Hoa Dâm Bụt
Các sắc tố đỏ chứa trong hoa Dâm Bụt thuộc loài Hibiscus là Anthocyanins. Đây cũng là sắc tố tự nhiên được sử dụng rộng rãi làm chất tạo màu tự nhiên trong mỹ phẩm. Cyanidin-3-sophoroside được cho là sắc tố hóa học chính được tìm thấy trong cánh hoa Dâm Bụt của loài Hibiscus.
Với đặc tính ưa nước, dễ tìm, dễ chiết xuất cộng với chi phí thấp, nó đã trở thành chất tạo màu được ưa chuộng nhất trong công nghiệp mỹ phẩm.
>>> Xem thêm: 20 loại rau, củ, quả phổ biến dùng làm nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm
Nghệ – chất tạo màu tự nhiên
Nghệ vốn là loại củ được xem là nhân sâm từ lòng đất với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe lẫn làm đẹp. Các sản phẩm được làm từ Nghệ được đông đảo thị trường ưa chuộng. Đặc biệt là các sản phẩm dành cho da mụn và da hư tổn.
Thân rễ đã được sử dụng như một loại thuốc, gia vị và chất tạo màu trong hàng nghìn năm. Củ Nghệ có chứa một chất hóa học gọi là Curcumin sẽ tạo ra một dải màu từ vàng đến cam đậm. Củ Nghệ chứa khoảng 5% dầu dễ bay hơi, nhựa và các chất tạo màu vàng được gọi là Curcuminoids. Về mặt hóa học, củ Nghệ chứa khoảng 50-60% Curcumin, chất tạo nên màu vàng của chất tạo màu tự nhiên.
Cà Chua
Các thành phần chính của Cà Chua là Lycopene, α và β-Carotene, Lutein, Zeaxanthin và b-Cryptoxanthin. Lycopene là một sắc tố Caroten, Phytochemical và Carotenoid có màu đỏ tươi.
Lycopene là sắc tố trong nước sốt chứa Cà Chua và không hòa tan trong nước. Nó chỉ có thể được hòa tan trong dung môi hữu cơ và dầu. Nó chiếm khoảng 80–90% tổng hàm lượng Carotenoid của Cà Chua chín đỏ. Beta-carotene, sắc tố vàng của Cà Rốt là đồng phân của Lycopene.
Cà Chua vốn được biết đến là một loại quả hỗ trợ làm đẹp hiệu quả. Không những thế với nguồn nguyên liệu luôn chủ động và đa dạng, Cà Chua dần được ưa chuộng trong mỹ phẩm hơn.
Cải Bó Xôi
Lá cải Bó Xôi chứa chất diệp lục a, diệp lục b và beta-Carotene là các sắc tố chính. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của một lượng nhỏ các sắc tố khác như Xanthophylls.
Chất diệp lục màu xanh lá cây được nhìn thấy vì chúng che đi màu đỏ tươi, cam và vàng của các Carotenoid. Chần cải làm giảm tỷ lệ diệp lục của nó. Chất diệp lục là chất ưa mỡ dễ hòa tan trong lipid. Chính sự tham gia đông đảo của các sắc tố xanh, cải Bó Xôi được lựa chọn trở thành chất tạo màu tự nhiên.
Các chất tạo màu tự nhiên khác
Quả Gấc, Hắc Mai Biển, quả Óc Chó, Tầm Xuân, gỗ Đàn Hương Đỏ, Ớt, Monascus Purpureus, Henna, quả Cơm Cháy,… là những loại thực vật tự nhiên mang đến màu đỏ đến cam cho sản phẩm
- Cây Gai Dầu, cây Tầm Ma, rau, Diếp Cá, trà Xanh tạo màu xanh lục đặc trưng cho sản phẩm.
- Chamomile, cây Chàm, Spirulina, Woad, Yarrow trong thành phần chứa chiết suất cho màu xanh Lam.
- Cây Mống Mắt, Bắp Cải Tím, hoa Đậu Biếc, củ Dền,… tạo màu tím bắt mắt.
- Cỏ Ba Lá Đỏ, cây Rum, Saffron, cho màu vàng nhạt đến đậm tùy theo sự gia giảm nguyên liệu trong công thức.
Một số lưu ý về chất tạo màu tự nhiên
- Là người nghiên cứu và xây dựng công thức bạn cần lường trước sự dễ biến đổi của các thành phần tự nhiên.
- Sự khác biệt về mùa vụ, môi trường và cách chăm sóc cũng dẫn đến thay đổi thành phần sắc tố.
- Theo một số tiêu chuẩn đánh giá như EU thì một số chất tạo màu tự nhiên vừa được trình bày bên trên không được hiện diện trong danh sách cho phép sử dụng. Chẳng hạn như Calendula, Alkanet, Capsicum,…
- Bên cạnh là chất tạo màu thì các thành phần trên còn có nhiều đặc tính và lợi ích tốt
- Để đảm bảo giữ trọn màu sắc qua tất cả các khâu và lô hàng thì bạn cần lưu ý về: tính tan, độ pH và nhiệt độ, cùng với đó là sự hài hòa công thức thành phần.
Liên hệ với Labcos qua hotline (+84) 902 666 746 để được tư vấn, nhận báo giá và đặt hàng. Hoặc truy cập website labcos.com.vn để tham khảo thêm những thông tin chi tiết.
LABCOS – OEM & ODM Cosmetics Solutions
Ngoài ra, Labcos còn có thể gia công các dòng sản phẩm sau: